Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

long bao

Nêu hoàn cảnh , nội dung , kết quả , tác dụng của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật năm 1868 . Qua cuộc Duy Tân Minh Trị ấy em rút ra bài học gì trong xây dựng đất nước ngày nay ???

halinhvy
21 tháng 10 2018 lúc 8:23

Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
Tính chất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để và thời kì Minh Trị được xem là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã làm được những điều sau:
- Về kinh tế xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Bài học kinh nghiệm đầu tiên và cũng là bài học kinh nghiệm quan trọng nhất đó là một khi đã tiến hành công cuộc cải cách thì phải thực hiện một cách đồng bộ và phải tiến hành đến cùng. Kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào Duy tân Mậu tuất 1898 ở Trung Quốc và sự nửa vời trong việc thực hiện cải cách của Việt Nam thời Nguyễn đã làm cho Trung Quốc rơi vào tình cảnh phụ thuộc và Việt Nam trở thành nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây là minh chứng rõ nét nhất của sự phiến diện và cải cách không triệt để của Trung Quốc và Việt Nam thời cận đại. Sự lúng túng của nhà vua Quang Tự và sự thiếu quyết đoán của nhà vua Tự Đức đã làm cho Trung Quôc và Việt Nam tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực. Vì vậy, để đưa đất nước phát triển, chúng ta cần phải tiến hành một cách đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực để cho guồng máy được vận hành thông suốt và hiệu quả. Bài học kinh nghiệm thứ hai là trong quá trình tiến hành cải cách đất nước không áp dụng rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào từ bên ngoài mà phải chọn lọc những gì tinh hoa nhất từ các nước phát triển trên cở sở phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hay nói cách khác là phải có sự kết hợp hài hòa giữa khoa học kỹ thuật phương Tây với truyền thống văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, một điều cần nhận thấy là trong khi vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam thì một mặt là tránh áp dụng một cách máy móc và bê “nguyên xi” những gì từ nước ngoài mà không có sự gạn lọc khơi trong nhưng đồng thời một mặt khác là phải mạnh dạn xóa bỏ những chướng ngại vật cản trở công cuộc cách tân đổi mới đất nước. Bài học thứ ba là bài học về giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy vai trò hết sức to lớn của nhà vua Minh Trị đối với sự thành công của các cuộc cải cách. Hơn ai hết, Minh Trị là người đã nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới đất nước và đã lôi cuốn được các lực lượng xã hội tham gia, ủng hộ phong trào cũng như đã tập hợp được xung quanh mình một đội ngũ các nhà quản lý tài năng.Trong thời kỳ trị vì của mình, Minh Trị đặc biệt coi trọng vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài phục vụ cho công cuộc canh tân và đổi mới đất nước. Chính phủ Minh Trị đã sử dụng những người được đào tạo từ nước ngoài về cùng với đội ngũ chuyên gia, cố vấn nước ngoài trong việc thực thi cải cách cũng như gửi sinh viên ra nước ngoài học tập. Nhật Bản hoàn toàn chủ động trong vấn đề mời chuyên gia nước ngoài bằng cách chọn lựa những chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực của từng nước để giúp Nhật Bản đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước. Trong vấn đề thuê chuyên gia, cố vấn nước ngoài, chính phủ Minh Trị tính toán rất kỹ lưỡng nên thuê chuyên gia nước nào và trong lĩnh vực nào để giúp Nhật Bản đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước. Và để tận dụng tốt nhất chất xám từ các chuyên gia, cố vấn phương Tây, Nhật Bản đã thực hiện chính sách ưu đãi thông qua việc trả lương cao và tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và cư trú cho các chuyên gia, cố vấn nước ngoài. Với cách làm đó, Nhật Bản không những tiếp thu những thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật phương Tây mà còn tiếp thu nếp sống và cách sinh hoạt của họ giúp cho Nhật Bản thoát khỏi tư tưởng bài ngoại một cách mù quáng cũng như”sử dụng được kiến thức của ngoại quốc để chống lại ngoại quốc”[3].

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
21 tháng 10 2018 lúc 8:26

Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
Tính chất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để và thời kì Minh Trị được xem là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã làm được những điều sau:
- Về kinh tế xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
21 tháng 10 2018 lúc 8:27
Bài học kinh nghiệm đầu tiên và cũng là bài học kinh nghiệm quan trọng nhất đó là một khi đã tiến hành công cuộc cải cách thì phải thực hiện một cách đồng bộ và phải tiến hành đến cùng. Kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào Duy tân Mậu tuất 1898 ở Trung Quốc và sự nửa vời trong việc thực hiện cải cách của Việt Nam thời Nguyễn đã làm cho Trung Quốc rơi vào tình cảnh phụ thuộc và Việt Nam trở thành nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây là minh chứng rõ nét nhất của sự phiến diện và cải cách không triệt để của Trung Quốc và Việt Nam thời cận đại. Sự lúng túng của nhà vua Quang Tự và sự thiếu quyết đoán của nhà vua Tự Đức đã làm cho Trung Quôc và Việt Nam tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực. Vì vậy, để đưa đất nước phát triển, chúng ta cần phải tiến hành một cách đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực để cho guồng máy được vận hành thông suốt và hiệu quả. Bài học kinh nghiệm thứ hai là trong quá trình tiến hành cải cách đất nước không áp dụng rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào từ bên ngoài mà phải chọn lọc những gì tinh hoa nhất từ các nước phát triển trên cở sở phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hay nói cách khác là phải có sự kết hợp hài hòa giữa khoa học kỹ thuật phương Tây với truyền thống văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, một điều cần nhận thấy là trong khi vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam thì một mặt là tránh áp dụng một cách máy móc và bê “nguyên xi” những gì từ nước ngoài mà không có sự gạn lọc khơi trong nhưng đồng thời một mặt khác là phải mạnh dạn xóa bỏ những chướng ngại vật cản trở công cuộc cách tân đổi mới đất nước. Bài học thứ ba là bài học về giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy vai trò hết sức to lớn của nhà vua Minh Trị đối với sự thành công của các cuộc cải cách. Hơn ai hết, Minh Trị là người đã nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới đất nước và đã lôi cuốn được các lực lượng xã hội tham gia, ủng hộ phong trào cũng như đã tập hợp được xung quanh mình một đội ngũ các nhà quản lý tài năng.Trong thời kỳ trị vì của mình, Minh Trị đặc biệt coi trọng vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài phục vụ cho công cuộc canh tân và đổi mới đất nước. Chính phủ Minh Trị đã sử dụng những người được đào tạo từ nước ngoài về cùng với đội ngũ chuyên gia, cố vấn nước ngoài trong việc thực thi cải cách cũng như gửi sinh viên ra nước ngoài học tập. Nhật Bản hoàn toàn chủ động trong vấn đề mời chuyên gia nước ngoài bằng cách chọn lựa những chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực của từng nước để giúp Nhật Bản đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước. Trong vấn đề thuê chuyên gia, cố vấn nước ngoài, chính phủ Minh Trị tính toán rất kỹ lưỡng nên thuê chuyên gia nước nào và trong lĩnh vực nào để giúp Nhật Bản đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước. Và để tận dụng tốt nhất chất xám từ các chuyên gia, cố vấn phương Tây, Nhật Bản đã thực hiện chính sách ưu đãi thông qua việc trả lương cao và tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và cư trú cho các chuyên gia, cố vấn nước ngoài. Với cách làm đó, Nhật Bản không những tiếp thu những thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật phương Tây mà còn tiếp thu nếp sống và cách sinh hoạt của họ giúp cho Nhật Bản thoát khỏi tư tưởng bài ngoại một cách mù quáng cũng như”sử dụng được kiến thức của ngoại quốc để chống lại ngoại quốc”[3]. Trong lĩnh vực giáo dục, đâò tạo, bên cạnh việc mời chuyên gia, cố vấn nước ngoài, Nhật Bản đặc biệt coi trọng việc gửi sinh viên ra nước ngoài học tập. Sở dĩ như vậy là vì, hơn ai hết chính phủ Minh Trị hiểu rõ chính lực lượng sinh viên được đào từ nước ngoài là nguồn lực cơ bản và chủ yếu cho việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Cho nên, chính phủ Minh Trị đã chủ động trong vấn đề cử sinh viên ra nước ngoài học tập và dựa vào các ngành cần đào tạo để gửi sinh viên sang học những ngành học tốt nhất và phục vụ hữu ích nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Năm 1882, chính phủ Minh Trị ban hành Qui chế lưu học sinh qui định các lưu học sinh không những tuân thủ về ngành nghề, về khoa và về trường đào tạo mà còn có trách nhiệm sau khi học xong phải về nước phục vụ. Các qui định này vẫn tiếp tục thực hiện một cách nhất quán cho đến giữa thế kỷ XX[4]. Điều cần nhận thấy là trong vấn đề gửi sinh viên ra nước ngoài học tập, chính phủ Minh Trị có chính sách tuyển chọn hết sức khắt khe và giao cho các trường danh tiếng thực thi. Những sinh viên được tuyển chọn không những có trình độ chuyên môn tốt mà còn phải nắm vững trình độ ngoại ngữ do giáo viên nước ngoài thẩm định. Ngoài ra, các lưu học sinh phải tuyên thệ trước đền thờ Shinto và cam kết sau khi học xong phải trở về phục vụ tổ quốc. Về phía chính phủ Nhật Bản sẽ đảm bảo công ăn việc làm và có chính sách ưu đãi đối với các sinh viên được đào từ các nước Âu – Mỹ. Tuy nhiên, các lưu học sinh phải chấp nhận học các ngành nghề do nhà nước phân công mà những ngành nghề đó rất cần chọ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Với phương cách đó, Nhật Bản đã tạo ra được nguồn lực chất lượng cao đủ sức để thực hiện thành công công cuộc canh tân đất nước đưa Nhật Bản bước vào quĩ đạo phát triển tư bản chủ nghĩa và trở thành một cường quốc xép ngang hàng với các cường quốc Âu – Mỹ. Trên cơ sở những kinh nghiệm của Nhật Bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn lực chất lượng cao, thiết tưởng Việt Nam có thể rút ra được những bài học hữu ích trong việc thực hiện cải cách một cách căn bản và toàn diện nền giáo dục của đất nước. Theo đó, phải loại bỏ giáo dục nặng về hư học, ít tính thực học và giáo dục phải gắn liền với đời sống thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Ngoài ra, quan niệm về giáo dục không chỉ dừng lại ở việc giáo dục về mặt tri thức mà cần phải quán triệt giáo dục cả về nhân cách đạo đức như tính tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật và tính cần cù, chịu khó siêng năng trong công việc. Một điều nữa là trong vấn đề đào tạo, tránh tình trạng chạy theo thời cuộc, nếu như trước những năm 90 của thế kỷ XX, chúng ta đặc biệt quan tâm đến các ngành học cơ bản, chuyên về lý thuyết mà không chú trọng đúng mức đối với các ngành nghề phục vụ cho đời sống thực tiễn. Và sau những năm 90 chúng ta lại có khuynh hướng chạy theo các môn học “ thực dụng” dẫn đến tình trạng đào tạo phiến diện mất cân đối. Đối với vấn đề gửi sinh viên ra nước ngoài học tập, mặc dù Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đầu tư kinh phí, nhưng hiệu quả mang lại rất ít ỏi. Sở dĩ như vậy là vì trước hết do cách tuyển chọn chưa qui cũ và nề nếp. Trong ván đề này, chúng ta chưa làm được những điều mà Nhật Bản đã làm cách đây trên 150 năm. Thứ nữa, sự cam kết và ràng buộc đối với du học sinh khá lỏng lẽo dẫn đến tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp xong không trở về nước phục vụ. Ngoài ra, nhà nước chưa có chính sách đãi ngộ một cách thỏa đáng đối với các sinh viên tốt nghiệp từ nước ngoài về. Thậm chí trong một số trường hợp, sinh viên không tìm kiếm được công ăn việc làm phù hợp với chuyên môn mà họ được đào tạo. Trong vấn đề mời chuyên gia nước ngoài, chúng ta cần phải có sự chủ động trong cách chọn lựa tránh tình trạng tiếp nhận một cách thụ động và phải có chính sách ưu đãi “đặc biệt” đối với chuyên gia nước ngoài. Nhìn lại công cuộc đổi mới ở Việt Nam, chúng ta có quyền khẳng định về những thành quả mà việt Nam đã đạt được trong vòng 30 năm qua, nhất là trên bình diện kinh tế. Tuy nhiên, để cho nền kinh tế Việt Nam cất cánh và sánh vai cùng với các nước trong khu vực cũng như hội nhập sâu rộng vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa thì Việt Nam phải tiến hành đổi mới sâu rông hơn nữa, triệt để hơn nữa, đặc biệt là loại bỏ hoàn toàn những trở ngại trên con đường đổi mới, canh tân đất nước.
Bình luận (0)
Thời Sênh
21 tháng 10 2018 lúc 8:32

Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
giaan
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo
Xem chi tiết
Nam Tran
Xem chi tiết
NAM NGUYỄN
Xem chi tiết
Thuan Quang
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
eiko
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Bắc
Xem chi tiết
giang nguyen thanh
Xem chi tiết