Văn bản ngữ văn 8

Nguyễn Huyền Trâm

Có ý kiến cho rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng : Nên hiểu ý kiến đó như thế nào ? Qua đoạn trích " Trong lòng mẹ " . Em hãy chứng minh ý kiến trên :

a) Nêu dự kiến dàn ý phần thân bài

b) Dựa vào dàn ý viết thành bài văn

help meeeeeeeeeeeee

Kiêm Hùng
12 tháng 10 2018 lúc 20:48

Viết về người phụ nữ và trẻ em bằng những tình cảm chân thật, dạt dào nhất; dùng những cảm nhận sâu sắc, tinh tế để nhận biết và biểu hiện, và sự đồng cảm, thấu hiểu đối với những nhân vật mà mình khắc họa. Nhà văn Nguyên Hồng được mệnh danh là “ nhà văn của phụ nữ và trẻ em”. TÌnh cảm của nhà thơ dành cho những người phụ nữ và trẻ em được thể hiện khá rõ nét trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ”- trích từ hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.

Có lẽ, vì có một tuổi thơ buồn, đầy bất hạnh mà Nguyên Hồng là người hiểu rõ hơn ai hết về trẻ em. Tình yêu của cậu bé Hồng năm nào dành cho mẹ, những người phụ nữ trong cuộc đời mình cũng là ngọn nguồn, cơ sở để nhà văn hướng ngòi bút về những người phụ nữ. Cái nhân đạo trong tư tưởng của nhà thơ, đó chính là dù nhân vật được khắc họa dù là nhân vật chính diện, hay nhân vật phản diện thì nhà văn cũng bộc lộ một tình cảm hết sức chân thành, cùng với sự đồng cảm sâu sắc đối với nhân vật.

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã thể hiện được rõ nét thái độ, tình cảm của nhà văn Nguyên Hồng đối với những nhân vật, những con người thực xuất hiện trong chính kí ức tuổi thơ của mình. Do đó, đoạn trích này được sự đón nhận của độc giả là bởi sự chân thực về nội dung và cả cảm xúc mà tác giả đã dãi bày, thể hiện. Trước hết, Nguyên Hồng khắc họa nhân vật người cô với vẻ vô tình đến tàn nhẫn, cô ta sẵn sàng dùng những lời lẽ cay độc nhất để mong muốn đứa cháu hận thù chính mẹ ruột từ mình, cô ta chỉ quan tâm đến mục đích của mình chứ không hề quan tâm đến cảm nhận, đến sự tổn thương mà mình mang đến cho đứa cháu.

Nhìn bề ngoài, người cô có vẻ quan tâm đến bé Hồng, cô ta thăm dò, hỏi han xem Hồng có muốn vào thăm mẹ hay không “ Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?” Câu hỏi của người cô sẽ rất ý nghĩa đối với bé Hồng nếu xuất phát từ mục đích tốt đẹp, nhưng không hoàn toàn vậy, cô ta chỉ đang nói những lời giả dối, với khuôn mặt “rất kịch” mà một đứa trẻ ngây thơ như bé Hồng cũng có thể nhận ra. Mục đích cuối cùng của người cô không phải mong muốn Hồng và mẹ có thể đoàn tụ mà muốn cho Hồng sẽ căm thù, ghét bỏ chính người mẹ của mình: “Nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Đối với một đứa trẻ vốn ngây thơ và rất yêu thương mẹ mà nói, hành động này của bà cô thật tàn nhẫn. Vì muốn đứa cháu ghét ***** như chính cô ta ghét mẹ của Hồng mà cô ta nhẫn tâm làm tổn thương chính đứa cháu ruột thịt của mình.

Ở đây, Nguyên Hồng không lên án hành động của cô mà chỉ thương mẹ, dù đã phải tha phương nơi đất khách nhưng những định kiến vẫn bủa vây, làm cho mẹ đau khổ. Với Nguyên Hồng, người cô vốn không xấu nhưng do những đố kị nhỏ nhen, lại đứng về phía anh trai- tức là bố của Hồng nên có những hành động, nghĩ tiêu cực. Dành cho mẹ của Hồng những lời cay nghiệt, nhẫn tâm vì muốn mẹ của Hồng phải đau khổ, không muốn cho mẹ Hồng hạnh phúc khi anh trai của mình đã mất.

Hình ảnh bé Hồng ở trong đoạn trích này là bức chân dung của chính Nguyên Hồng khi còn nhỏ, câu chuyện nhà văn kể lại trong đoạn trích cũng là câu chuyện thực của chính mình. Ở đây, bé Hồng hiện lên với tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình. Dù mẹ đã bỏ lại anh em Hồng mà đi tha phương nơi đất khách quê người, nhưng chưa có một giây phút nào tình yêu dành cho mẹ vơi cạn.

Dù người cô dùng những lời lẽ vô tình để cho Hồng ghét mẹ nhưng Hồng ngược lại, càng cảm thấy thương mẹ nhiều hơn : “Nhưng đời nào tình yêu thương và kính mến meh của tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lờ và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Như vậy, ta có thể thấy, tình yêu của bé Hồng dành cho mẹ là vô điều kiện, vô bờ bến, chứ không phải vì những thứ vật chất tầm thường. Vì tình yêu đối với mẹ của Hồng còn gắn chặt với niềm tin nên những lời nói của cô dù tàn nhẫn nhưng cũng không làm Hồng ghét ***** của mình.

Nguyên Hồng muốn đề cập đến ở đây không chỉ là câu chuyện về mình mà còn bày tỏ những khát vọng được hạnh phúc, muốn được thương yêu, chở che của mẹ ở bao thế hệ trẻ thơ khác. Nhân vật người mẹ dù chỉ xuất hiện thoáng qua, bằng vài nét miêu tả của Nguyên Hồng nhưng ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu thương mà người mẹ ấy dành cho con của mình. Vì cuộc sống quá bế tắc, đau khổ cực chẳng đã chị ta mới phải bỏ con đi tha phương nơi đất khách. Dù xa con nhưng chị ta cũng luôn mong muốn có thể gặp lại con của mình.

Khi người mẹ ấy ôm lấy Hồng và an ủi : “ Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà” ta có thể cảm nhận được tình yêu, sự ân cần của người mẹ ấy. Những hành động của chị ta như “lấy vạt áo thấm nước mắt”, “xốc nách” bé Hồng lên xe rồi “vuốt ve từ trán đến cằm, và gãi rôm ở sống lưng” cho con làm cho người đọc thực sự xúc động. Bởi chỉ có tình thương xuất phát từ trái tim mới có thể ấm áp, yên bình như thế. Như vậy là tình yêu của Hồng dành cho mẹ là hoàn toàn đúng. Hình ảnh người mẹ tuy bỏ lại những đứa con, bị bà cô lên án. Song, ta vẫn cảm nhận được tình thương nơi người mẹ ấy thật đẹp, thật đáng trân trọng.

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu cháy bỏng của mình đối với người mẹ bất hạnh. Viết về mình, về mẹ bằng tất cả những cảm xúc chân thực, sâu sắc nhất chính là tiền đề để nhà văn thổi vào các sáng tác văn chương của mình sự thấu hiểu, đồng cảm với con người, đặc biệt là người phụ nữ và trẻ em. Như vậy, một lần nữa ta có thể khẳng định: “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em”

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Châu Anh Bùi
Xem chi tiết
Mơ 😃😃❤️❤️❤️
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Bruh
Xem chi tiết
Khánh An
Xem chi tiết
lee eun ji
Xem chi tiết
17.Lê Triệu Khang 7A3
Xem chi tiết