Bài viết số 2 - Văn lớp 10

Miamoto Shizuka

nhập vai rùa vàng kể lại câu chuyện an dương vương và mị châu trọng thuỷ

Huỳnh lê thảo vy
12 tháng 10 2018 lúc 13:17

Tôi là Mị Châu, con gái yêu của vua An Dương Vương. Người con gái được vua cha yêu thương hết mực nhưng cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đòi soi vào, lấy đó làm lòi răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giò cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi. Các bạn chia sẻ cùng tôi nhé.

Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mối xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nôi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thòi cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi, con gái yêu của An Dương Vương. Lúc bấy giò tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn người yêu đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng sang hẳn cung điện của cha tôi, cùng chung sống. Một đêm trăng sao vằng vặc, tôi và Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dãy tường thành cao nhất. Trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:

- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thê còn có kẻ nào đánh nổi được?

Chàng ngỏ ý muôn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.

Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trỏ sang Âu Lạc. Cha vốn chiều tôi, thấy con gái mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn cha và tôi say túy lúy. Thừa lúc bố vợ say, Trọng Thủy lẻn ngay vào phòng tháo lấy cái lẫy bằng móng chân thần Kim Quy và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào. Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, tôi hỏi:

- Chàng như có gì lo lắng phải không?

Trọng Thủy đáp: Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngày để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giò đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giò gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:

- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Nói xong tôi nức nở khóc. Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau.

Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

Đường núi gập ghềnh hiểm trỏ, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bò biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:

- Giặc ở sau lưng nhà vua đây!

Cha tỉnh ngộ, tôi cũng chợt đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy nỡ lợi dụng tình yêu và tấm lòng trong trắng của tôi. Sống dưới Thủy cung tôi không phút nào thanh thản và thể sẽ không để ai lợi dụng mình nữa. Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi đã gây ra. Nhưng trong tôi, hình bóng Trọng Thủy vẫn còn đâu đó và chợt nhói đau mỗi khi nhớ về chàng với nỗi xót xa và oán hận.

Thế rồi thật bất ngờ, trong ngày hội lớn ở Thủy cung, tôi gặp chàng. Không nghỉ là chàng có mặt ở chôn này, tôi lúng túng vài giây khi đòi mặt nhưng sau đó bỏ đi. Tôi không muốn nhìn thấy con người phản bội đã gây cho cả đất nước tôi cảnh đau thương, gây cho cha tôi nỗi đau của một ông vua mất nước, gây cho tôi vết thương lòng và cướp mất của tôi niềm tin vào tình yêu và lòng tốt của con người. Tôi hận chàng suốt bao năm qua, và giò đây nỗi hối hận ấy bùn lên mạnh mẽ. Chàng đuổi theo tôi, vừa chạy vừa gọi:

- Mị Châu nàng ơi! Ta đã đi tìm nàng theo dấu lông ngỗng từ ngày ấy. Ta biết nàng hận ta nhưng hãy cho ta cơ hội giãi bày!

Trời ơi vẫn giọng nói trầm ấm thân thương ấy. Nhưng không thể tin lời nữa. Tôi xua đuổi:

- Tôi không còn lòng tin vào người nữa. Bây giờ tôi cũng không còn gì cho ngươi cả. Hãy đi đi, đừng bao giờ xuất hiện và làm vết thương trong lòng ta thêm đớn đau!

Trọng Thủy vẫn một mực tha thiết. Chàng đuổi kịp tôi và quỳ xuống van xin:

- Ta biết nàng hận ta nhiều lắm, ta cũng biết không thể nào chuộc được lỗi lầm đã gây ra. Nhưng xin nàng hãy cho ta tỏ bày lòng mình. Rồi chàng kể:

- Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, còn ta một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm vợ. Đến gần bờ biển, thấy xác nàng nằm trên đám cỏ. Tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Ta đớn đau, khóc ngất đi, trong lòng như cắt, rồi thu nhặt thi hài nàng đem về chôn trong thành. Không còn nàng, ta cũng chả thiết sông nữa. Bổn phận với cha ta đã xong, rồi ta đâm đầu xuống giếng trong thành mà xưa kia nàng thường tắm để chết cùng nàng.

Đến đây tôi chợt hiểu vì sao chàng có mặt ỏ Thủy cung. Chàng từ bỏ danh vọng, từ bỏ chiến thắng, từ bỏ cả vua cha, ngai vàng để tìm tôi. Nhưng nỗi uất hận trong tôi không dễ gì nguội vơi. Xót xa, tôi hỏi chàng:

- Chàng yêu thiếp như thế sao nỡ lợi dụng lòng tin và tình yêu trong sáng của thiếp?

- Đấy là sai lầm lớn nhất của đời ta. Tuổi trẻ và sự nông nổi khiến cho ta chỉ biết nghe theo lòi cha một cách mù quáng. Giá như được trở lại những ngày tháng ấy, thay vì trộm nỏ thần để báo hiểu ta sẽ giúp hai người cha trút bỏ hận thù và mộng xâm lược. Ta sẽ không phạm tội với nàng, không mất nàng, không phải sông trong đau đớn, giày vò. Đòi này ta nguyện chỉ yêu mình nàng. Trong lòng ta không có hình ảnh người đàn bà nào khác nàng có biết không?

Chàng nói trong nước mắt. Tôi cũng khóc và chợt hiểu rằng cả hai chúng tôi đều là nạn nhân, là người bị lợi dụng mà thôi. Tôi gục vào vai chàng, những uất nghẹn trong lòng tôi bao năm qua theo nước mắt đẫm ướt áo chàng. Dù là kẻ tội lỗi với cha, với đất nước nhưng tôi vẫn tha thiết mong nhận được sự cảm thông. Tôi biết trái tim mình không “nhầm chỗ để trên đầu” như người ta nói. Tôi cũng muốn nói với các bạn trẻ rằng: Đừng bao giờ mắc sai lầm như tôi và Trọng Thủy cả. Hãy sông bằng tình yêu thay cho toan tính và hận thù!



Bình luận (1)
Akatsu Rossa
12 tháng 10 2018 lúc 14:04
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

Ngày ấy, thấy An Dương Vương là ông vua tốt, ta mới hạ phàm giúp ông xây thành Cổ Loa, uy nghi, tráng lệ. Năm ấy ta còn nhớ sắc đẹp tuyệt trần của Mị Châu đã khiến ta lay động. Sắc đẹp của nàng khiến ta không muốn rời ra, phải ở lại cùng An Dương Vương những ba năm để có thể thấy nàng mỗi ngày. Nhưng rồi cũng phải nói lời từ biệt. Vào cái ngày ta được tiễn biệt, vua An Dương Vương còn đòi ta giúp việc giữ nước chống giặc. Ôi thôi! Ông vua này phiền phức quá đi! Nhưng ta vẫn giúp vua, phần nào cũng là vì Mị Châu. Ta rất đau đớn khi phải để lại chiếc vuốt rất modern của mình, nó được cấu tạo bằng Uranium nguyên chất và được tráng bằng vàng 99.99. Nếu tính theo giá cả thị trường năm nay ít nhất có cũng đổi được chiếc BMW chạy chơi. Nhưng thôi, dù sao ta cũng lỡ cho rồi, có tiếc cũng muộn màng. Chỉ biết vua đem nỏ cho Cao Lỗ chế thành cái nỏ thần.

Ít lâu sau, khi đã xuống thủy cung, ta vẫn làm công việc hằng ngày là ngồi xem truyền hình cáp, ăn snack poca. Những giờ phút nhàn hạ, ta vẫn xem tin tức trên nhân gian xem Mị Châu dạo này có mập ra được chút nào không hay vẫn mảnh mai như xưa. Đến ngày nọ, ta nhận được tin sét đánh: “ Triệu Đà sau khi đánh Âu Lạc thất bại liền nghĩ ra kế đem con trai là Trọng Thủy đi cầu hôn Mị Châu xinh đẹp của ta”. Ta tức lắm, nhưng không dám manh động, lỡ phạm luật trời thì có nước đi lao động khổ sai, đành nhìn Mị Châu sa vào lưới tình rách nát của Trọng Thủy.

Dần dần, Mị Châu bị Trọng Thủy dụ dỗ cho xem nỏ thần. Thế là tên Trọng Thủy liền đánh tráo nỏ thật (cái này chắc cũng có dính dán chút ít đến ông tổ nghề làm đồ giả). Sau đó, hắn còn xin phép về thăm cha, cả đám học sinh lớp 10 đọc còn biết huống chi tên rùa già như ta? Thế mà An Dương Vương lại cho phép hắn đi. Thật là “nuôi ong tay áo”. Đã thế trước khi đi, Trọng Thủy còn giở trò hỏi han Mị Châu cách tìm nhau. Nhưng điều là ta bó tay nhất là Mị Châu lại nói rõ hắn nghe về việc “rắc lông ngỗng để làm dấu” mà không chút nghi ngờ nào trong câu hỏi đầy ẩn ý của Trọng Thủy.

Đúng như ta dự tính (ta là thần mà), An Dương Vương mất cảnh giác để Triệu Đà chiếm thành. Lại chuyện Mị Châu, nàng thật ngây thơ, không nhận ra quỷ kế của Trọng Thủy, vẫn nghe theo lời Trọng Thủy rắc lông ngỗng ở ngã ba đường. Cứ thế, Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng mà truy sát. Mị Châu ơi! Sao nàng lại u mê không tỉnh ngộ? Nàng vẫn chưa nhìn rõ bộ mặt xảo trá của Trọng Thủy hay sao?

Tức giận, lại gặp ông vua than thở đòi ta cứu giúp, ta hiện lên mặt nước thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”. Nào ngờ An Dương Vương rút kiếm chém chết Mị Châu. Mị Châu chết ở biển, máu nàng chảy ra, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Còn ta, phận sự rẽ nước và dẫn vua xuống biển thoát thân.

Về phần tên Trọng Thủy, nghe đồn hắn uống rượu nhiều quá mà lại quên mang tiền trả, bị bà chủ quán xô xuống giếng mà chết. Không hiểu sao khi người đời lượm được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng rửa thì ngọc lại càng sáng hơn. Nên người đời gọi ngọc minh châu là đại cữu và tiểu cữu.

Bây giờ kể lại những kí ức động lại mấy nghìn năm, ta không thể kiềm được xúc động. Cứ suy nghĩ và tiếc thương cho nàng Mị Châu, ta thấy mình ngày càng già đi dù chỉ mới có vài nghìn tuổi. Rất may là ta còn giữ lại mấy hộp Oxy 10, Olay dưỡng trắng xoá nhăn để có gì còn dùng. Dù sao đi nữa, chuyện cũng đã giải thích phần nào việc mất nước Âu Lạc, qua đó nói lên cần có sự phân minh, đúng đắn giữa quan hệ riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân và cộng đồng. Ta còn rất nhiều điều muốn nói. Tiếc thay ta lại bận đi chơi Play Station 3 với An Dương Vương. Thôi thì mấy dòng cuối cứ để các cháu học sinh lớp 10 tự sáng tạo và cảm thụ. Mong rằng nên giáo dục Việt Nam sẽ sớm phát triển.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh
Xem chi tiết
Uyên Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Uyên Phương
Xem chi tiết
Uyên Phương
Xem chi tiết
na hoàng
Xem chi tiết
Uyên Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết