Văn bản ngữ văn 8

Trịnh Đức Thịnh

Từ văn bản Lão Hạc và hiểu biết của bản thân, viết một đoạn văn nêu ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống

EDOGAWA CONAN
11 tháng 10 2018 lúc 21:28

Nam Cao là một nhà văn hiện thực tiêu biểu mà một trong những đề tài mà ông hướng tới đó là về những người nông dân khổ cực. Một trong những truyện viết rất thành công về nỗi khổ của người nông dân đó là truyện ngắn “Lão Hạc”. Đọc truyện ngắn, người đọc thấy vừa thương lại vừa mến nhân vật Lão Hạc- một ông lão nhiều khổ đau.

Ấn tượng đầu tiên của bạn đọc về Lão Hạc đó là một ông lão đáng thương tội nghiệp vì hoàn cảnh. Vợ ông đã mất, anh con trai vì gia cảnh mà bỏ đi đồn điền cao su, lão ở nhà với con chó Vàng bầu bạn cùng mảnh vườn mà lão để lại cho con. Thế nhưng vì hoàn cảnh nghèo túng, mất mùa liên miên mấy năm, lão lại mới ốm dậy, sức khỏe kém, không thể đi làm thuê như trước, lão đành phải bán con chó, người bạn duy nhất của mình rồi lại phải gửi mảnh vườn và tiền cho ông Giáo để bản thân không ăn vào mảnh vườn có ý để lại cho con. Lão đang rơi vào hoàn cảnh hết sức đánh thương.

Ấn tượng tiếp theo về lão Hạc đó là lão là một người lương thiện. Lão thương con chó Vàng vô cùng, phải bán nó đi là một niềm bất hạnh đối với lão. Cứ tưởng tượng đến cảnh mà “Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít” và cách mà lão kể chuyện bán chó với ông giáo thì cũng đủ hiểu lão đau đớn thế nào khi phải bán đi con chó, lão thấy mình ác khi lừa một con chó như vậy. Điều ấy khiến cho người đọc yêu quý lão vô cùng.

Và trên tất cả, lão Hạc là một người nông dân tự trọng vô cùng. Lão tuy nghèo nhưng lão cố đi làm những việc mình có thể để kiếm miếng ăn, không ăn không của ai bao giờ, càng không bao giờ nghĩ đến làm chuyện bất lương. Ngay cả ông giáo là người hàng xóm vô cùng thân thiết của Lão mà lão cũng không bao giờ chịu nhận sự giúp đỡ của ông. Đỉnh cao của lòng tự trọng của lão Hạc đó là lão tự tử để giữ lòng trong sạch. Tuy rằng nghèo, đã không thể kiếm ra gì để ăn nhưng lão không giống như Binh Tư nghĩ sẽ trở nên tha hóa mà cho dù trong hoàn cảnh nào, lão cũng quyết giữ lấy thiên lương trong sạch của mình, tuy rằng lão phải trả bằng cái giá rất đắt, trả bằng mạng sống của mình, vì lão biết, nếu còn sống tiếp, lão chỉ có thể làm nghề ăn trộm giống với Binh Tư và lão chọn cái chết để không bao giờ rơi vào hoàn cảnh ấy. Chúng ta thương biết bao cái cảnh: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”. Lão đã chết đau đớn có lẽ là muốn chuộc lỗi cho con chó Vàng chăng? Tình cảnh ấy thật khiến cho người ta vừa thương xót mà lại vừa cảm thấy cuộc đời này thật không đến nỗi quá đáng buồn bởi còn có những người tự trọng và lương thiện như lão Hạc.

Lão Hạc thật là một người nông dân lương thiện nhưng số phận thì khổ đau. Đây chính là số phận chung của những người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Những số phận ấy khiến cho người ta phải thương xót biết chừng nào nhưng lại yêu quý bởi họ không bao giờ đánh mất đi phẩm chất tốt đẹp của mình dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Bình luận (0)
EDOGAWA CONAN
11 tháng 10 2018 lúc 21:29

Nông dân - đó là đề tài quen thuộc của nhiều cây bút văn chương. Trong đó không thể không kể đến Nam Cao. Viết về đề tài nông dân nghèo trong xã hội cũ với tấm lòng nhân hậu, tự trọng phải kể đến "Lão Hạc" một truyện ngắn tiêu biểu của tác giả. Trong đó nổi bật hình ảnh nhân vật Lão Hạc.

Truyện được viết vào năm 1943. Đó là thời kì xã hội Việt Nam chịu áp bức của thực dân nửa phong kiến. Nam Cao đã lấy chất liệu của cuộc sống hiện thực của người nông dân trong xã hội đương thời để viết lên truyện ngắn "Lão Hạc" Truyện kể về Lão Hạc người nông dân nghèo khổ, thương con, chịu mọi hi sinh để vì con mà nhận cái chết đau đớn. Lão sống cô đơn, vợ mất, con vì không lấy được vợ, phẫn uất bỏ đi đồn điền. Lão sống cô đơn cùng chú chó tên Vàng và tâm sự cùng ông giáo hàng xóm.

Ở lão toát lên một vẻ đẹp chất phác của một lão nông điền nghèo khổ. Lão Hạc dưới ngòi bút của Nam Cao hiện lên trong một cuộc sống nghèo khổ,cơ cực. Lão nghèo nên chẳng thể cưới vợ cho đứa con duy nhất. Nghèo đến mức ăn dè ăn dặt, ăn củ khoai, củ chuối vì sợ động vài tiền của con. Lão nghèo nên con Vàng không nuôi nổi phải bán đi. Lão nghèo đến mức phải tìm đến cái chết vì nghĩ sẽ không chịu được mà động vào tiền cho con. Cái nghèo khiến lão đáng thương. Nhưng đó là cái nghèo chung của toàn người nông dân thời bấy giờ. Thiếu ăn thiếu mặc, thiếu đủ đường.

Giống như bao người nông dân phải chịu nhiều nỗi đau khổ về tinh thần, lão Hạc cũng sống với nỗi đau tâm hồn. Lão Hạc phần lớn sống cuộc đời trong cô đơn hiu quạnh vì vợ mất sớm, con bỏ nhà đi. Lão đau đớn day dút vù phải bán đi con Vàng. Bán đi con chó duy nhất làm bạn, lão buồn bã đau đớn và ân hận. Lão sống cuộc đời không một phút giây thanh thản. Lão luôn day dứt vì không lo được hạnh phúc cho đứa con duy nhất khiến nó phải bỏ nhà ra đi. Lão luôn sống trong thiếu thốn về vật chất, đau đáu nhớ thương con mà tâm sự với con Vàng như tìm điểm tựa. Tiêu vài tiền dành dụm lão cũng dằn vặt đau khổ vì nghĩ đến con sau này. Lão luôn sống trong nỗi suy nghĩ không nguôi về con, việc lão làm một mực hướng về con trai. Nỗi đau đớn nhất của lão là phải tìm đến cái chết, một cái chết đau đớn tột cùng. Trước khi từ giã cõi đời lão còn bị hiểu lầm. Bị vợ ông giáo cho gàn dở, bị ông giáo nghĩ đánh mất nhân cách trong sạch.

Nhưng quan trọng hơn cả, ở lão Hạc hiện lên vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất và nhân phẩm. Quả thực lão Hạc là người giàu yêu thương. Lão yêu con, hi sinh tất cả vì con. Lão yêu con chó, chăm nó như người con. Lão còn giàu lòng tự trọng, lương thiện. Bán con chó mà lão thấy ân hận, day dứt không nguôi. Lão chọn cái chết đau đớn. Chết vì ăn bả chó khiến người đọc đau đớn thay cho lão. Cái chết ấy là sự minh chứng cho lòng tự trọng của lão. Lão thà chết cũng không bao giờ chịu làm vẩn đục tâm hồn, lương tâm của mình.

Truyện ngắn "Lão Hạc" với ngôi kể thứ nhất dưới lời kể của ông giáo đã kể lại sinh đông câu chuyện về người nông dân dù bần cùng, rơi vào bế tắc nhưng vẫn sáng lên thiên lương cao đẹp. Qua đó hiện lên hình ảnh Lão Hạc với đầy đủ phẩm giá, nhân cách cao đẹp. Từ đó thấy được tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đối với nhân vật.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Mai Anh Đào
Xem chi tiết
Lê Thị Kim Ánh
Xem chi tiết
Phạm Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
le thi thuy trang
Xem chi tiết
Vũ QuỳnhAnhh
Xem chi tiết
Diễm Hòa
Xem chi tiết
Lmao Lmao
Xem chi tiết
Lmao Lmao
Xem chi tiết
Phùng Thị Thu Hải
Xem chi tiết