Văn bản ngữ văn 8

nguyễn thị trang

phân tích cách nhìn của người nông dân của nam cao qua truyện ngắn lão hạc

Giang
5 tháng 10 2018 lúc 14:12

Tham khảo ạ ^^

1. Xuất phát từ quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”: Cách nhìn của nhà văn là cách nhìn của một con người luôn thấu hiểu , đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác . Nhà văn luôn thấu hiểu nỗi khổ về vật chất và tinh thầnh của người nông dân. Là người sống gần gũi , gắn bó với người nông dân Nam Cao đã nhìn sâu hơn vào nỗi đau tinh thần của nhà văn.

2. Bằng cái nhìn yêu thương trân trọng, Nam Cao đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của lão Hạc trong cuộc sống không phải giành cho con người.

a. Nhà văn nhận thấy từ thẳm sâu tâm hồn lão Hạc tấm lòng nhân hậu thật đáng quý

Nam Cao đã nhận ra tình cảm thân thiết máu thịt của con người dành cho con người.

Nam Cao còn phát hiện ra nỗi ân hận cao thượng và đức tính trung thực của Lão Hạc qua việc bán con chó

Nhà văn càn nhận thấy ở người cha còm cõi xơ xác như lão Hạc tình yêu thương con sâu nặng

b. Với phương chấm cố tìm mà hiểu, Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau vẻ ngoài xấu xí gàn dở của Lão Hạc là lòng tự trọng và nhân cách trong sạch của lão Hạc

Mở rộng: Có thể so sánh cách nhìn trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao và cách nhìn có phần miệt thị, khinh bỉ người nông dân của Vũ Trọng Phụng. Trong tiểu thuyết Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng tả người nông dân như những con người không có ý thức không cảm xúc, coi họ như những bọn người xấu xa, đểu cáng. Thấy được cái nhìn của Nam Cao là cái nhìn tiến bộ và nhân đạo sâu sắc.

3. Là cách nhìn có chiều sau tràn đầy lạc quan tin tưởng.

Nam Cao nhìn người nông dân không phải bằng thứ tình cảm dửng dưng của kẻ trên hướng xuống dưới, càng không phải là hời hợt phiến diện.

Nam Cao luôn đào sâu, tìm tòi khám phá những ẩn khuất trong tâm hồn của lão Hạc, từ đó phát hiện ra nét đẹp đáng quý :Đó là cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng vào phẩm hạnh tốt đẹp của người nông dân.

Trước cách mạng, không ít nhân vật của Nam cao đều bị hoàn cảnh khuất phục, làm thay đổi nhân hình lẫn nhân tính. Vậy mà kì diệu thay hoàn cảnh khắc nghiệt đã không khiến một lão Hạc lương thiện thay đổi được bản tính tốt đẹp …..

Lão đã bảo toàn nhân cách cao cả của mình để tìm đến cái chết : “Không cuộc đời chưa hẳn đã đấng buồn………” thể hiện niềm tin của nhà văn vào nhân cách vào sự tồn tại kiên cường vào cái tốt .

Nguồn: Phân tích cách nhìn người nông dân của Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc? - Văn Mẫu Việt Nam

Bình luận (0)
Thảo Phương
3 tháng 12 2019 lúc 14:52

1. Mở Bài
- Giới thiệu đôi nét về Nam Cao và truyện ngắn "Lão Hạc".
- Sơ lược về tình cảnh của người nông dân qua truyện ngắn "Lão Hạc".
2. Thân Bài
- Lão Hạc tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ.
- Tình cảnh của Lão Hạc:
+ Gia cảnh nghèo khó, vợ mất, sống cùng con trai và con chó vàng.
+ Con trai vì nghèo, không cưới được vợ nên bỏ đi đồn điền cao su.
+ Lão Hạc có một mảnh vườn nhỏ, chắt chiu sống qua ngày nhưng bệnh tật cứ quấn thân, rơi vào túng quẫn phải bán chó.
+ Lão chọn cái chết để giữ lại mảnh vườn - tài sản cuối cùng cho con.
+ Lão Hạc là người cha hết mực thương con, sẵn sàng chết để giữ lại phẩm chất cao cả.
=> Lão Hạc sống rất tình nghĩa, thủy chung và trung thực.
- Tình cảnh của những nhân vật khác:
+ Con trai lão Hạc: Một thanh niên trai tráng vì hoàn cảnh mà chán chường, bỏ đi đồn điền cao su.
+ Vợ ông giáo: Vì hoàn cảnh mà chỉ nghĩ đến bản thân, vô cảm trước nỗi đau của người khác.
+ Binh Tư: Tiêu biểu cho một bộ phận nông dân bị đẩy vào bước đường cùng mà trở nên biến chất, tha hóa.
- Truyện ngắn dựng lên bức tranh sống động về hiện thực xã hội của những người nông dân trước cách mạng.
- Qua nhân vật Lão Hạc, tác giả bày tỏ cái nhìn cảm thông, thái độ trân trọng những người nông dân chân chất, hiền lành.
3. Kết Bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật, giá trị hiện thực đã phác họa phần nào tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nghiêm Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Dương
Xem chi tiết
phạm hương trà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
_silverlining
Xem chi tiết
Giang Nguyen
Xem chi tiết
8.8_11_Phạm Nguyễn Khang
Xem chi tiết
An Hoàng
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Quý Thiện Nguyễn
Xem chi tiết