Hướng dẫn soạn bài Cô bé bán diêm - An-đéc-xen

Sakura Sakura

viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về truyện cô bé bán diêm hoặc về đoạn kết của truyện

Thời Sênh
3 tháng 10 2018 lúc 14:44

Một em nhỏ, lại là bé gái phải chân trần đi bán diêm trong một đêm mịt mùng, tuyết rơi giá buốt. Hơn nữa, đây là một đêm giao thừa. Sự đối lập quá trái ngược giữa đêm tuyết giá ngoài trời đó với cảnh “ánh đèn sáng rực” trong các gia đình em bé đi qua, giữa mùi “ngỗng quay sực nức” với bụng đói cô bé lang thang trên đường, giữa quá khứ “những ngày đầm ấm” trong ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao phủ với hiện tại phải chui rúc trong “một xó tối tăm” luôn phải nghe những lời mắng chửi... làm nổi bật thân phận đáng thương của cô bé.

Nhưng điều làm em buồn bực hơn cả là thái độ của những người qua lại. Tại sao trong một đêm giá rét như thế, lại là đêm giao thừa, mà bao người qua đó đều “rảo bước rất nhanh”, “chẳng ai đoái hoài” đến em cả? Tình người đâu nhỉ? Dù trời rét, dù vội về nhà tết nhất, nhưng lẽ nào không thể dừng chân đôi ba phút, nếu không cưu mang chia sẻ được gì, ít ra cũng có vài lời hỏi han an ủi em chứ! Cái thằng bé lấy mất chiếc giày của em “để làm nôi cho con chó sau này” còn không đáng giận bằng những người lớn nọ. Thằng bé chỉ độc ác một cách vô tư, hồn nhiên, chứ những người lớn đầy đủ ý thức mà đã dửng dưng vô cảm, thiếu hẳn tình đồng loại tối thiểu, nói gì đến lòng nhân đạo “thương người như thể thương thân”!

Không ai mua diêm cho em cả. Em cũng không dám về nhà, vì “nhất định cha sẽ đánh em”. Rét quá, đói quá, thêm nỗi lo sợ căng thẳng, em kiệt sức đành chỉ “ngồi nép mình trong góc tường”. Và đến đây, thiên tài An-đéc-xen đã sáng tạo nên một tình tiết tuyệt vời, mãi mãi đậm nét trong tâm trí em. Đó là tình tiết vừa thật vừa hư sau mỗi lần em bé quẹt diêm, dẫn đến cái kết thúc vừa đau thương nghẹn lệ, vừa huy hoàng như “những niềm vui đầu năm”.

Trong cảnh ngộ tăm tối đói lạnh của cô bé, dù chỉ một ngọn lửa diêm bé nhỏ thôi, cũng đã thành cả một niềm vui “sáng chói”, không chỉ sưởi ấm bàn tay tê cóng của bé, mà quý giá hơn là còn đáp ứng những mong muốn, khát khao biết bao thiết tha của bé! Trước mắt cô bé đáng thương, ngọn lửa diêm bé xíu cũng đã gợi ra những màu sắc tươi đẹp, ít nhiều tượng hình hạnh phúc. Những hạnh phúc hết sức bình dị, với bao bạn nhỏ khác, nhưng với cô bé ở đây lại chỉ có thể đạt được trong mơ ước.

Có điều là mơ ước của cô bé vì độ nung nấu mãnh liệt của nó, nên đã đủ sức làm thể hiện lên trước mắt cô bé như có thực vậy. Nào là chiếc lò sưởi có lửa cháy “đến là vui mắt” và “hơi ấm dịu dàng”, nào là bàn tiệc đêm Nô-en có chú ngỗng quay, biết nhảy ra khỏi đĩa kèm theo cả dao, đĩa ăn mà “tiến về phía em bé”! Nào là cây thông Nô-en lộng lẫy biết bao!

Không có khả năng thực tế được ấm no, được chăm sóc yêu thương, cô bé bán diêm đã khát khao cực độ những hạnh phúc bình thường ấy. Hình ảnh cô bé chết vì giá rét, vì đói miếng ăn và tình thương trong đêm giao thừa, mà đôi môi “vẫn đang mỉm cười”, khiến em xót xa đến trào nước mắt. Cô bé mỉm cười, ửng hồng đôi má, trông thấy những cái “kì diệu”, “huy hoàng”.

Cô bé thiên thần ấy càng khiến bi kịch thêm đau thương gấp bội và mỗi người có lương tri đều phải tự ngẫm lại trách nhiệm đồng loại, trách nhiệm với lứa tuổi nhỏ của mình. Lẽ ra cô bé có thể mỉm cười sung sướng, ửng hồng đôi má đón nhận những hạnh phúc bình dị ấy trong cuộc sống, chứ không phải trong cõi chết như vậy! Chỉ cần mỗi người chúng ta loại trừ được thói thờ ơ vô cảm, biết quan tâm hơn một chút đến cuộc sống quanh mình, nhất là những thân phận bất hạnh hay nghèo khó, côi cút, bệnh tật... thì cuộc sống này sẽ đẹp hơn bội phần.

Em được biết có những cô chú đã tổ chức những bạn nhỏ bụi đời thành một tập thể, biết gom công đấu sức lại để tự nuôi sống mình và để có một mái ấm, bù đắp tình cảm cho nhau, như tổ bán báo “Xa mẹ”, như những lớp học tình thương...

Nhưng còn bao nhỏ khác đang phải lang thang, thiếu đói cả miếng ăn lẫn tình cảm! Chính bản thân em cũng đã nhiều lần “bước rảo” đi qua những cảnh đáng thương như cô bé bán diêm này! Ước gì mỗi người biết kịp thời tự vấn lương tâm mình hơn, biết dừng lại chia sẻ dù chỉ một ngọn lửa diêm ấm áp với những cảnh ngộ bất hạnh hằng ngày quanh ta.

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
3 tháng 10 2018 lúc 17:32

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Bình luận (0)
I ♥ Jungkook
5 tháng 10 2018 lúc 20:35

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô

Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.

Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

Bình luận (0)
Yu Ri Na
5 tháng 10 2018 lúc 21:34

Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi.

Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
Mộc Lung Hoa
Xem chi tiết
Huỳnh Hoàng Vi Na
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Hằng Nga
Xem chi tiết
nguyễn ngọc việt
Xem chi tiết
Cấn Thị Mai Hoa
Xem chi tiết
Hương Giang
Xem chi tiết
ha
Xem chi tiết