Văn mẫu lớp 9

Minh Sơn Noo

văn học luôn quan tâm đến số phận con người, nhưng mỗi tác giả lại có cách khám phá thể hiện riêng. Bằng cảm nhận của mình về hình ảnh cái bóng trong CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG và hình ảnh chiếc lá trên tường trong CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Huyền Nguyến Thị
16 tháng 9 2018 lúc 13:18

1. Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm.

2. Giải thích, khẳng định ý kiến

- Khẳng định ý kiến đúng đắn vì xuất phát từ bản chất của sự sáng tạo văn chương.

- Văn học luôn quan tâm số phận con người: Đối tượng của văn học là con người, trong đó văn học quan tâm nhất vẫn là vấn đề số phận.

- Mỗi nhà văn có cách khám phá, thể hiện riêng: Bản chất của văn học là sáng tạo, mỗi hình tượng cũng như tác phẩm bao giờ cũng là sự sáng tạo mang dấu ấn riêng của cá nhân nhà văn; thể hiện một cách nhìn, cách nghĩ, cách lí giải riêng về thân phận con người bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo.

3. Cảm nhận các hình ảnh để làm sáng rõ ý kiến

* Hình ảnh chiếc bóng trên vách trong Chuyện người con gái Nam Xương:

- Tái hiện hình ảnh chiếc bóng trên vách

- Ý nghĩa:

+ Chiếc bóng - hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng

+ Chiếc bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng.

+ Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ.

+ Chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người:

Sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ. Gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như chiếc bóng- mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. Hạnh phúc, sự sống, … có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào….

- Về nghệ thuật: Tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

* Hình ảnh chiếc lá trên tường trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng:

- Tái hiện hình ảnh chiếc lá trên tường

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tình cảnh đáng thương của Giôn-xi: nghèo đói, bệnh tật nên tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống.

+ Là kết tinh của hành động cao đẹp, vô tư, quên mình của người họa sĩ già.

+ Là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh, sức mạnh của của niềm tin yêu cuộc sống.

+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả về con người, cuộc sống:

Sự thấu hiểu, yêu thương của O.Hen-ri với số phận những nghệ sĩ nghèo nước Mỹ nói riêng và con người nói chung. Đề cao lẽ sống nhân ái. Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính: Hướng về con người, nuôi dưỡng niềm tin, khát vọng sống, cứu rỗi con người…

- Về nghệ thuật: Chi tiết này tạo nên tình huống đảo ngược và một kết thúc bất ngờ cho tác phẩm

4. Đánh giá chung:

- Chiếc bóng trên váchchiếc lá trên tường là những hình ảnh có thực từ đời sống được các tác giả đưa vào tác phẩm theo những cách riêng, thể hiện quá trình lao động nghệ thuật công phu, sáng tạo với dụng ý nghệ thuật riêng. Qua đó thể hiện sự quan tâm đến số phận con người, tấm lòng nhân đạo của các tác giả …

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
18 tháng 9 2018 lúc 18:49
Người con gái Nam Xương được tác giả Nguyễn Dữ sử dụng lời dẫn chuyện tự nhiên, lựa chọn nhịp kể thong thả, tô đậm chân dung tinh thần của Vũ Nương gấy ấn tượng sâu sắc với người đọc ngay từ đầu truyện: "Trương có tính đã nghi, đói với vợ phòng ngừa quá sức, nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa". Khi bị chồng nghi oan, VN hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gđ đang có nguy cơ tan vỡ. TS vẫn không tin, VN đau đớn thất vọng vì bị đối xử bất công, không có quyền tự bảo vệ, bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng chọn cái chết để tỏ tấm lòng trong sạch của mình. Nhà văn phải để cho TS "đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu..." thì quan niệm: con người có thể chết oan nhưng phẩm hạnh không thể mờ ám, "danh tiết còn giá trị hơn thân xác" mới càng lộ rõ. Xem thế đủ biết tiết hạnh đói với người phụ nữ xưa quan trọng đến thế nào.


Trong Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi vì bệnh tật mà không còn ý chí muốn sống. Nhưng chiếc lá cuối cùng còn lại trên cây thường xuân, mặc cho mưa gió rét buốt, nó vẫn trơ ra làm Giôn-xi phải suy nghĩ. Một chiếc lá vô tri có thể mạnh mẽ bám trụ lại với đời, thì tại sao con người có nhiều cơ hội hơn lại buông xuôi phó mặc cho số phận? Lúc đó, những ước ao của cô lại ùa về, cô muốn vẽ vịnh Naplo, muốn ăn cháo... Tất cả thay đổi nhờ một chiếc lá, một kiệt tác của cụ Bơ-men. Điều đã cứu Giôn-xi không chỉ là chiếc lá, mà còn là tình người, tình yêu thương giữa những con người cùng số phận.
Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
18 tháng 9 2018 lúc 18:49

Dàn bài :

A/ Mở bài

- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm.
- Dẫn được ý kiến : “Văn học luôn quan tâm số phận con người, nhưng mỗi tác giả lại có một cách khám phá, thể hiện riêng.”

B/ Thân bài

1. Giải thích, khẳng định ý kiến

- Khẳng định ý kiến đúng đắn vì xuất phát từ bản chất của sự sáng tạo văn chương.

- Văn học luôn quan tâm số phận con người: Đối tượng của văn học là con người, trong đó văn học quan tâm nhất vẫn là vấn đề số phận.

- Mỗi nhà văn có cách khám phá, thể hiện riêng: Bản chất của văn học là sáng tạo, mỗi hình tượng cũng như tác phẩm bao giờ cũng là sự sáng tạo mang dấu ấn riêng của cá nhân nhà văn; thể hiện một cách nhìn, cách nghĩ, cách lí giải riêng về thân phận con người bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo.

2. Hình ảnh chiếc bóng trên vách trong Chuyện người con gái Nam Xương:

* Tái hiện hình ảnh “chiếc bóng trên vách”

* Ý nghĩa:

- Chiếc bóng - hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng

- Chiếc bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng.

- Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ.

- Chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người:

+ Sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ.

+ Gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như chiếc bóng- mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. Hạnh phúc, sự sống, … có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào….

* Về nghệ thuật: Tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

3. Hình ảnh chiếc lá trên tường trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng:

* Tái hiện hình ảnh chiếc lá trên tường

* Ý nghĩa:

- Thể hiện tình cảnh đáng thương của Giôn-xi: nghèo đói, bệnh tật nên tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống.

- Là kết tinh của hành động cao đẹp, vô tư, quên mình của người họa sĩ già.

- Là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh, sức mạnh của của niềm tin yêu cuộc sống.

- Thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả về con người, cuộc sống:

+ Sự thấu hiểu, yêu thương của O.Hen-ri với số phận những nghệ sĩ nghèo nước Mỹ nói riêng và con người nói chung.

+ Đề cao lẽ sống nhân ái.

+ Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính: Hướng về con người, nuôi dưỡng niềm tin, khát vọng sống, cứu rỗi con người…

* Về nghệ thuật: Chi tiết này tạo nên tình huống đảo ngược và một kết thúc bất ngờ cho tác phẩm

4. Đánh giá chung:

- Chiếc bóng trên vách và chiếc lá trên tường là những hình ảnh có thực từ đời sống được các tác giả đưa vào tác phẩm theo những cách riêng, thể hiện quá trình lao động nghệ thuật công phu, sáng tạo với dụng ý nghệ thuật riêng. Qua đó thể hiện sự quan tâm đến số phận con người, tấm lòng nhân đạo của các tác giả …
C. Kết bài

“Văn học luôn quan tâm số phận con người, nhưng mỗi tác giả lại có một cách khám phá, thể hiện riêng.”

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
18 tháng 9 2018 lúc 18:50

Một số gợi ý:
- Chiếc bóng trên vách là người giả , chiếc lá trên tường là lá giả vậy mà hai cái "giả" đã đưa đến cái "thật" đối nghịch nhau: cái chết và sự sống. Con người vững lòng tin ở sự sống trong việc chờ chồng, nuôi con lại phải đi đến cái chết ( Vũ Nương ) còn con người đang đi vào cái chết lại tìm thấy sự sống ( Giôn-xi )
- Nêu ý nghĩa của hình tượng "chiếc lá" và hình tượng "chiếc bóng".
+ Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong truyện "Chiếc lá cuối cùng":Đây là một hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương cao cả và giàu đức hi sinh của cụ Bơ - men dành cho Giôn - xi. Tình yêu thương ấy hóa thân vào hình tượng chiếc lá và nó có sức mạnh thật diệu kì. Nó vực dậy tinh thần cho Giôn-xi, đánh thức trong cô niềm ham sống, yêu đời và đánh thức cả những khát vọng đẹp nơi cô. Một chiếc lá tưởng như nhỏ bé, mong manh mà chứa đựng trong đó bao ý nghĩa lớn lao. Nó là bài ca về lòng nhân ái, khơi gợi lên tình yêu thương cháy bỏng giữa con người với con người.
+ Ý nghĩa của hình tượng chiếc bóng: Chiếc bóng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Dữ, giữ vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện. Nó thể hiện cái tình và vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương. Đó là lòng thương nhớ, thủy chung, là khát khao đoàn tụ của người vợ; là tình yêu con của người mẹ, muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cha. Đó chỉ là một trò đùa trong thương nhớ, một sự nói dối đầy thiện chí và yêu thương. Nó gợi sự gắn bó như hình với bóng vậy mà lại là con dao chia cắt, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ trẻ. Sự ngộ nhận của đứa trẻ ngây thơ, sự hiểu lầm của người chồng hồ đồ, đa nghi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết oan khiên, đáng thương của Vũ Nương. Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên một tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; một tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội cũ.
=>Kết luận: Hai chi tiết, hình tượng nghệ thuật này đều chứa đựng những quan niệm nhân sinh sâu sắc mà mỗi tác giả muốn gửi tới người đọc: Con người hãy yêu thương nhau, hãy biết cảm thông và chia sẻ với nhau. "Chiếc lá cuối cùng" và "Chuyện người con gái Nam Xương" quả là những tác phẩm nghệ thuật chân chính - nghệ thuật vì cuộc sống con người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nhat Business
Xem chi tiết
Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Trần Thanh Huyền
Xem chi tiết
Đỗ Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Tran Thi Ha My
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Thái Yến
Xem chi tiết
pham ngoc han
Xem chi tiết
lee sin
Xem chi tiết