Hướng dẫn soạn bài Các phương châm hội thoại

Huỳnh Trung Nguyêna6

b)Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào :ăn ốc nói mò: ăn không nói có; cãi chày cãi cối; khua môi múa mép; hứa hươu hứa vượn

c) Dựa vào những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói dối khi phải dùng những diễn đạt như :như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không nhầm, tôi nghe nói, hình như là

Trịnh Ngọc Hân
10 tháng 9 2018 lúc 20:49

c)

- Trong giao tiếp, khi sử dụng các cụm từ như tôi đã biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,... người nói thể hiện thái độ thận trọng, không khẳng định điều mình nói là hoàn toàn xác thực. Trong nhiều hoàn cảnh, vì một lí do nào đó, người nói muốn hoặc phải đưa ra nhận định, những thông tin mà mình chưa có bằng chứng chắc chắn, khi đó người nói phải dùng những cách diễn đạt trên.

Bình luận (0)
Trịnh Ngọc Hân
10 tháng 9 2018 lúc 20:57

b)

- Ăn ốc nói mò: Lời nói bịa đặt, không chính xác, không có căn cứ => Pc về chất.

- Ăn không nói có: Lời nói bịa đặt, vu khống, vu oan cho người khác. => Pc về lượng.

- Cãi chày cãi cối : Hành động cãi lại người khác, cãi đến cùng dù mình đúng hay sai. => Pc về chất.

- Khua môi múa mép: Nói hay, nói giỏi nhưng không thực tế, thậm chí là làm dở. => Pc về lượng.

- Hứa hươu hứa vượn: Hứa hẹn với người khác mà lại thường xuyên thất hứa.=> Pc về chất.

Bình luận (2)
Thảo Phương
28 tháng 9 2019 lúc 17:55
b)Giải thích nghĩa của các câu thành ngữ: Ăn đơm nói đặt: bịa đặt ra những điều không có thực nhằm vu khống cho người khác. Ăn ốc nói mò: nói những điều không đúng sự thật, lời nói chỉ mang tính nửa vời, bâng quơ, không có căn cứ, không chắc chắn. Ăn không nói có: bịa đặt, dựng nên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người khác tin vào mục đích là để vu khống, đặt điều cho người khác Cãi chày cãi cối: lời nói lớn tiếng lấn át đối phương, phản đối đến cùng một điều gì đó không cần biết điều mình nói đúng hay sai, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác và chỉ chăm chăm giữ lấy ý kiến của bản thân mình Khua môi múa mép: lời nói ba hoa, khoác lác, phóng đại sự thật hoặc có thể là những điều không có nhưng lại nói như thật, cốt để khoe khoang hay phố trương thân thế. Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, ba hoa nhưng không rõ những điều mình nói có đúng hay không Hứa hươu hứa vượn: lời hứa hẹn, thề thốt rất nhiều nhưng lại không thực hiện được Những thành ngữ này có liên quan đến phương châm về chất. c)Để đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất. Người nói phải dùng những cách diễn đạt như : như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không nhầm, tôi nghe nói, hình như là,… nhằm bào cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
Bình luận (0)
Hoàng
28 tháng 9 2019 lúc 21:32
Ăn ốc nói mò : những lời nói bịa đặt, không chính xác, không có căn cứ. Ăn không nói có : những lời nói bịa đặt, vu khống nhằm nói xấu, hãm hại người khác. Cãi chày cãi cối : phản đối, cãi lại đến cùng dù mình sai và không cần biết lí lẽ. Khua môi múa mép : nói ba hoa, khoác lác cốt để phô trương. Hứa hươu hứa vượn :hứa hão, hứa để được lòng, không thực hiện lời hứa.

Tất cả những thành ngữ trên đều liên quan đến phương châm về chất.

c)Để đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất. Người nói phải dùng những cách diễn đạt như : như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không nhầm, tôi nghe nói, hình như là,… nhằm bào cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT Ánh
Xem chi tiết
Lê An Bình
Xem chi tiết
Van Han
Xem chi tiết
Lê Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Phương Anh
Xem chi tiết
Nam Truong Van
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Đông Anh
Xem chi tiết
Dieu Ngo
Xem chi tiết
Dương Việt Anh
Xem chi tiết