Bài viết số 1 - Văn thuyết minh

Đoàn Thịnh

Cảm nhận của em về tài năng và vẻ đẹp của Thúy Kiều qua 12 câu

"Kiều càng sắc sảo mặn mà,

....

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân"

EDOGAWA CONAN
21 tháng 8 2018 lúc 17:00

Chân dung Thúy Kiều: Sau những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em và vẻ đẹp riêng của Thúy Vân thì Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều xuất hiện:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Sắc đành đòi một tài dành họa hai.

Cũng giống như khi tả Thúy Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh. Nét vẽ của thi nhân đã tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; còn hình ảnh ước lệ nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Kiều. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp của Kiều không có thang bậc nào cao hơn để đánh giá, cho nên xếp hàng đầu, xếp thứ nhất. Câu thơ sắc đành đòi một tài dành họa hai đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh nổi.

Nhưng không chỉ có nhan sắc mà Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thường lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

Trí tuệ, tài năng của Thúy Kiều cũng được Nguyễn Du đẩy lên tới cực đoan, tuyệt đỉnh: vừa do trời phú, thiên bẩm vừa đa dạng, cái gì cũng giỏi, cũng hơn người. Không cần học hành gian khổ, lớn lên Kiều đã trở thành một giai nhân tuyệt sắc, một tài nữ hiếm thấy. Các từ ngữ tuyệt đối, cực đoan được sử dụng kế tiếp: vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu, ăn đứt,...

Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (làm thơ), họa (vẽ tranh). Đặc biệt, tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn Bạc mệnh mà Kiều sáng tác chính là sự ghi tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình. Nhưng xét cho cùng thì tài hoa của Kiều cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm về tài năng của văn nhân, tài tử thời phong kiến.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thùy Trang
4 tháng 5 2019 lúc 22:51

Thúy Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du là một con người sắc tài vẹn toàn không ai sánh bằng .

Vẻ đẹp của Kiều khác và hơn hẳn Vân cả về tài lẫn sắc. Đó là sự "sắc sảo" về trí tuệ; "mặn mà" về tầm hồn.

Trước hết là vẻ đẹp nhan sắc – ngoại hình của Kiều. Vẫn tiếp tục sử dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người qua một loạt các hình ảnh: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu, Nguyễn Du đã làm hiện vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt mĩ. Nhưng khi miêu tả Kiều, tác giả không miêu tả cụ thể chi tiết như ở Vân mà ngược lại, tác giả tập trung vào một điểm nhìn là đôi mắt “Làn thu thủy nét xuân sơn”: Đôi mắt sáng trong và sâu thẳm như làn nước mùa thu; đôi lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Đây chính là lối vẽ "điểm nhãn" cho nhân vật. Bởi đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn con người. Và qua đôi mắt đó của Kiều, ta thấy được tâm hồn trong sáng, sâu thẳm và cuốn hút lạ thường của nhân vật. Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều là vẻ đẹp vượt ra khỏi chuẩn mực của tự nhiên và khuôn khổ của người phụ nữ phong kiến nên: “Hoa ghen – liễu hờn” và thậm chí là nghiêng ngả cả thành quách, đất nước:

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Nghệ thuật nhân hóa (hoa ghen – liễu hờn) kết hợp với nghệ thuật nói quá (thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành) vừa có tác dụng gợi tả vẻ đẹp của Kiều ; lại vừa có tác dụng dự đoán về số phận, cuộc đời của nàng. Bởi vẻ đẹp đó gợi lên mâu thuẫn, không hài hòa (khác với Vân: thua – nhường: hài hòa, bình yên) nên chắc chắn cuộc đời nàng sẽ truân chuyên, trắc trở: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần".

Tiếp đến là vẻ đẹp tài năng của Kiều. Nếu như khi tả Vân, nhà thơ chỉ chú trọng vào khắc họa vẻ đẹp nhan sắc mà không chú trọng tới miêu tả tài năng và tâm hồn thì khi tả Kiều, nhà thơ chỉ tả sắc một phần, còn lại dành phần nhiều vào tài năng:

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

Chỉ một câu thơ mà nhà thơ đã nêu được cả sắc lẫn tài. Nếu như về sắc thì Kiều là số một thì về tài không ai dám đứng hàng thứ hai trước nàng. Tài năng của Kiều có thể nói là có một chứ không có hai trên đời. Vì được trời phú cho tính thông minh nên ở lĩnh vực nghệ thuật nào Kiều cũng toàn tài: cầm – kì – thi – họa. Tất cả đều đạt đến mức lí tưởng hóa theo quan niệm thẩm mĩ của lễ giáo phong kiến: “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Đặc biệt tài năng của Kiều được nhấn mạnh ở tài đàn: “Cung thương lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”: nàng thuộc lòng các cung bậc và đánh đàn Hồ cầm (đàn cổ) thành thạo. Hơn thế, nàng còn giỏi sáng tác nhạc nữa: “Khúc nhà tay lựa nên chương/Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Mỗi nàng lần đánh đàn, nàng lại cất lên bài hát “Bạc mệnh” làm cho người nghe phải đau khổ, sầu não. Bài hát chính là tâm hồn, là bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều, biểu hiện một trái tim đa sầu đa cảm và cuộc đời éo le, bất hạnh.

Tóm lại: Chân dung của Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khác người nên làm cho thiên nhiên phải ghen tị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; tài năng của Kiều vượt trội hơn người nên chắc chắn theo một qui luật thông thường của định mệnh “Chữ tài đi với chữ tai một vần” hay “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” nên cuộc đời Kiều là cuộc đời của một kiếp hồng nhan bạc mệnh, éo le và nghiệt ngã.

Đến đây chúng ta thấy được tài năng độc đáo của Nguyễn Du trong việc khắc họa chân dung con người. Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật. Và mặc dù, ở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu Thúy kiều là chị, em là Thúy Vân nhưng sau đó, nhà thơ lại miêu tả chân dung nhân vật Vân trước, Kiều sau. Đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong việc tạo ra thủ pháp "đòn bẩy". Điều đó có tác dụng nhấn mạnh và làm nổi bật được vẻ đẹp độc đáo, vượt trội về cả sắc lẫn tài và tình của nhân vật Thúy Kiều. Vì thế, tuy cùng sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng khi miêu tả hai nhân vật nhưng chúng ta thấy được mức độ đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Nhà thơ chỉ dùng bốn câu để tả Vân, còn lại dành tận mười hai câu để tả Kiều; tác giả khi tả Vân chỉ tập trung tả nhan sắc nhưng khi tả Kiều thì "sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Mặc dù vậy nhưng ở nhân vật nào cũng hiện lên rất sống động, cụ thể, chân thực, mang vẻ đẹp, tính cách, số phận khác nhau.

Như vậy, bằng bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, Nguyễn Du đã khắc họa thành công vẻ đẹp chân dung hai chị em Thúy Kiều. Qua đó, chúng ta thấy được cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh đầy nhân văn ở Nguyễn Du.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Dieu Thuy
Xem chi tiết
Đell
Xem chi tiết
hạ anh
Xem chi tiết
Phan Nhật Khoa
Xem chi tiết
Khương
Xem chi tiết
Kuro
Xem chi tiết
hello kitty
Xem chi tiết
Hoa Anh Đào
Xem chi tiết
Kuro
Xem chi tiết