Kiều Đông Du

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A chi phối thân cao là trội hoàn toàn so với alen a chi phối thân thấp; alen B chi phối hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b chi phối hoa trắng, kiểu gen Bb cho kiểu hình hoa hồng. Hai cặp alen trên phân li độc lập với nhau. Thực hiện phép lai (P) thuần chủng thâncao, hoa trắng laivới thân thấp, hoa đỏ được F1, cho F1 tự thụ được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, cho các phát biểu sau đâyvề sự di truyền của 2 tính trạng kể trên:

I. Tất cả các cây thân thấp, hoa đỏ tạo ra ở F2 đều thuần chủng.

II. Ở F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa hồng.

III. Không cần phép lai phân tích có thể biết được kiểu gen của các cá thể ở F2.

IV. Lấy từng cặp cây F2 giao phấn với nhau, có 8 phép lai khác nhau mà chiều cao cây cho tỉ lệ 100%, màu sắc hoa cho tỉ lệ1:1.

Số phát biểu không chính xác là:

A. 4                        

B. 3                       

C. 2                       

D. 1

Đỗ Khánh Chi
16 tháng 3 2018 lúc 6:27

Chọn B.

Giải chi tiết:

P: AAbb × aaBB → F1: AaBb

F1× F :(3A-:aa)(1BB:2Bb:1bb)

I đúng: thấp đỏ: aaBB

II sai, thân cao hoa hồng: 3/4 × 1/2 =3/8 = 37,5%

III sai, cần phép lai phân tích mới biết được kiểu gen của các cây F1 vì A trội hoàn toàn so với a nên AA và Aa có cùng kiểu hình.

IV sai, chiều cao cây có tỷ lệ 100% ta có các phép lai AA ×AA ; AA×Aa; AA ×aa; aa×aa ; màu sắc hoa cho tỷ lệ 1:1 ta có các phép lai: Bb× BB; Bb × bb.

(AA ×AA/aa ×aa ) (Bb× BB) → 2 phép lai.

(AA ×AA/aa ×aa ) Bb × bb→ 2 phép lai.

(AA×Aa) (Bb× BB)→ 2phép lai.

(AA ×aa) (Bb× BB)→ 2 phép lai.

(AA×Aa) (Bb × bb)→ 2 phép lai.

(AA ×aa) (Bb × bb)→ 2 phép lai.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết