Văn bản ngữ văn 9

Trần Thị Trang

viết bài văn nêu ý nghĩa của việc tự hào về bản thân

nguyen minh ngoc
10 tháng 8 2018 lúc 9:35

Làm người, vốn dĩ là một niềm tự hào lớn, như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng viết “Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người”. Nói một cách cụ thể, mỗi người đều có những điều tự hào riêng về bản thân như tự hào về nhân cách, tài năng hay vẻ đẹp hình thể,… và đó là điều chính đáng. Tuy nhiên, nếu chỉ biết hãnh diện về những gì tốt đẹp mình có mà không biết phản tỉnh để cảm thấy hổ thẹn về những điều kém cỏi, lỗi lầm của mình thì đó sẽ là một khiếm khuyết lớn. “Tự hào” và “ xấu hổ” nên được nhận thức như thế nào cho đúng? Đó chính là nhan đề được đặt ra trong ý kiến “Biết tự hòa về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn”.

Biết tư hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác. Nội dung của ý kiến trên chủ yếu đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện nhân cách của mình.

Chúng ta thấy ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn khi khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào. Biết tự hào về những gì tốt đẹp cảu bản thân sẽ giúp ta biết tự khẳng định mình, giúp bản thân thêm tự tin, từ đó có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn. Chẳng hạn khi được thầy cô khen ngợi vì đạt được thành tích tốt trong học tập, chúng ta thường cảm thấy phấn chấn tinh thần vì nỗ lực được công nhận, giá trị bản thân được nâng cao trong mắt người khác. Đó là những cảm xúc tích cực thúc đẩy con người hoàn thiện bản thân, một trong những yếu tố tiên quyết để thành công.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tránh vì tự hào quá mà biến thành thái độ tự cao, tự đại. Nhiều người mới đạt được chút thành tựu đã hội trở nên hợm hĩnh, đánh giá bản thân cao quá quá cao so với thực lực. Đó chính là bước đầu tiên dẫn đến thất bại. Chúng ta chứng kiến không ít vận động viên thể thao có thể đạt thành tích rất cao trên đấu trường khu vực quốc tế nhưng khi thi đấu trên sân nhà lại gặp thất bại trước một đối thủ kém cỏi hơn mình.

Nếu mỗi người bên cạnh việc biết tự hào còn biết tự xấu hổ thì ắt sẽ cân bằng được nội tâm của mình vì nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách. Tự giác tức là tự biết bản thân bên cạnh những điều tốt đẹp mà ta sở hữu, vẫn còn có nhiều khiếm khuyết hoặc lỗi lầm mà vô tình hay cố ý ta có thể gây ra cho người khác. Từ đó hình thành cho mình một thái độ cầu thị, khiêm cung; một ý thức thường trực mài giũa “ngọc sáng trong tâm” khiến nhân cách ngày càng hoàn thiện. Biết xấu hổ còn giúp con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo đức xã hội. Hay nói cách khác nếu chúng ta biết xấu hổ thì sẽ không bao giờ phải xấu hổ.

Biết xấu hổ mang lại nhiều lợi ích như thế, tuy nhiên cần phân biệt thái độ này với thái đọ lúc nào cũng đánh giá thấp bản thân vì sự tự ti, mặc cảm. Đành rằng con người ai cũng có khuyết điểm, nhưng cần nhìn nhận công bằng, khách quan cả hai mặt sáng – tối, đẹp – xấu trong mỗi con người để biết tự hào trong những trường hợp chính đáng. Có bạn học sinh học lực khá tất cả các môn, duy chỉ môn Toán là thường điểm dưới trung bình. Thay vì tự hào về những gì đạt được và cố gắng học tập tốt môn Toán thì bạn ấy lại rất mặc cảm, dằn vặt bản thân vì sự kém cỏi của mình, từ đó mất đi lòng tự tin và động lực học tập.

Vậy thì “biết tự hào” và “biết xấu hổ” giúp ích được gì cho chúng ta? Phải chăng là bài học về nhận thức toàn diện? Đứng như vậy. Hai “cái biết” này không mâu thuẫn mà hỗ trợ lẫn nhau để một người nhận thức sâu sắc về điêm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó lên kế hoạch hành động để hoàn thiện mình, Nó cũng chính là ngọn đèn soi sáng suốt hành trình rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách của mối con người.

Bạn trẻ! “Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn” Hãy luôn ghi nhớ trong lời nhắn nhủ này. Đó chính là kim chỉ nam cho bạn trên dặm dài hoàn thiện nhân cách đạo đức trong cuộc sống. Biết tự hào để ngẩng cao đầu vì những điều tốt đẹp bản thân làm được, biết xấu hổ để cúi xuống học hỏi từ những sai lầm như một cánh hoa tươi vừa kiêu hãnh vừa kiêu hãnh vừa khiêm nhừng bạn nhé!


Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
10 tháng 8 2018 lúc 9:37

1. Giải thích ý kiến

– Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác.
– Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình.

2. Luận bàn về ý kiến

– Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc sống và trong công việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn.
– Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh).
– Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách.
– Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin).

3. Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
– Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
10 tháng 8 2018 lúc 9:38


Con người được sinh ra và trải qua đủ các cung bậc tình cảm: hỉ - nộ - ái - ố. Khi thành công trong học tập, trong công việc, niềm vui và hạnh phúc tràn ngập khắp mọi nơi. Lúc đó, chúng ta cảm thấy tự hào về bản thân, và bố mẹ cũng tự hào về chúng ta.

Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng trải thảm đỏ dẫn tới vinh quang. Chúng ta cũng có lúc vấp ngã, cũng có lúc phải đối mặt với sự thất bại. Và nhiều khi mắc phải những hành động sai lầm.

Sau đó, ta mới nhận ra rằng xấu hổ cũng rất quan trọng. Đó không chỉ là cảm xúc đơn thuần mà còn là một động lực to lớn giúp ta đứng lên và nắm lấy chiến thắng.

Tôi hãnh diện khi là học sinh Trường Hà Nội – Amsterdam. Tôi đã phấn đấu để trở thành một học sinh giỏi. Tôi tự hào là đứa con ngoan. Tôi tự hào về những sở trường của mình.

“Tự hào” khi được trình bày bằng định nghĩa, sẽ là sự hài lòng, niềm hãnh diện về những điều tốt đẹp mình có, và hơn cả vậy. Nếu “hài lòng” khiến con người thỏa mãn với những gì mình có thì “tự hào” mang lại cho chúng ta sự tự tin, hứng khởi, thúc giục ta phấn đấu để vươn tới một tầm cao mới.

Cũng như hai thái cực: tốt và xấu, giỏi và kém, chăm chỉ và lười nhác- tự hào và xấu hổ cũng là hai mặt không thể tách rời trong trạng thái tâm lý của mỗi con người.

Bực tức, hổ thẹn về bản thân khi mặc lỗi hoặc kém hơn người khác được hiểu là “xấu hổ”. Nhưng trong thực tế cuộc sống, con người thường hay tự hào kiêu hãnh về mình nhiều hơn là xấu hổ về những ý nghĩ hoặc hành vi sai trái của chính mình.
Con người có ý thức tốt, nhân cách tốt luôn biết tránh xa những điều xấu, hướng tới những điều tốt đẹp, thế nên những tính từ tiêu cực phải bị loại trừ, trong đó có cả xấu hổ.

Nhưng thật không công bằng nếu chỉ nhìn cảm xúc đó theo một khía cạnh, mà phải đánh giá nó với con mắt đa chiều. “Xấu hổ” cũng mang nghĩa tích cực. Người biết xấu hổ là người có lòng tự trọng cao, có lòng can đảm đối mặt với sai lầm để thành công.

Các website, báo chí, truyền thông gần đây rộ lên những cơn sốt về “nữ sinh ăn mặc thiếu vải”, “người nổi tiếng lộ hàng” mà trong đó phần lớn là chủ nhân tự tung ảnh hoặc video lên mạng.

Hành động này không chỉ đi trái với đạo đức con người mà còn là một sự lệch lạc trong cảm xúc.

Thay vì xấu hổ, họ cảm thấy tự hào với bản thân, coi đó là một việc đáng được dư luận nhắc tới.

Hay gần hơn là hiện tượng quay cóp bài trong giờ kiểm tra. Sau khi vi phạm quy chế thi, được điểm cao không nhờ sự cố gắng của bản thân, mà vì gian lận, họ vẫn thản nhiên sung sướng và hãnh diện mà không biết rằng đằng sau có bao con mắt đang dè bỉu, coi thường. Tôi tự hỏi: tại sao họ không hổ thẹn với các bạn trong lớp và với chính bản thân mình, họ tự hào vì điều gì? Họ tự hào vì được điểm cao, hay họ đã mất đi lòng tự trọng?

Ngày nay, rất nhiều người trong chúng ta đã đánh rơi mất hai từ “tốt đẹp” trong định nghĩa về sự tự hào và quên mất tầm quan trọng của sự xấu hổ, trong đó có nhiều người đã thành đạt.

Họ hướng tới một niềm kiêu hãnh sai lầm và đánh mất lương tâm, tinh thần trách nhiệm và lòng khiêm tốn.

Ai đứng sau vụ việc xả chất thải ra sông Thị Vải làm hàng nghìn người dân lao động mất đi nguồn sống? Ai lừa gạt trẻ em và phụ nữ bán ra nước ngoài để kiếm lấy những đồng tiền nhơ bẩn?

Thiết nghĩ, họ đã tê liệt mất dây thần kinh xấu hổ và biến thành kẻ vô cảm, nhẫn tâm trước đồng loại.

Thời nhà Trần, tướng quân Phạm Ngũ Lão lập bao chiến công vẫn thấy “thẹn” với Vũ Hầu. Nguyễn Khuyến cáo quan về quê, không hợp tác với giặc Pháp vẫn tự hổ thẹn với Đào Tiềm. Có những cái “thẹn” nâng cao phẩm cách con người như vậy đấy. “Tự hào” và “xấu hổ” là những đức tính cần thiết để hoàn thiện nhân cách mỗi con người. Chỉ nhận thức về tầm quan trọng của chúng thôi là chưa đủ, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu và rèn luyện bản thân để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và một xã hội lành mạnh hơn.

Một vài người bạn của tôi đã biết xấu hổ và sửa chữa những lỗi lầm đáng tiếc. Riêng bản thân tôi, chính vì biết xấu hổ nên bây giờ có thể tự hào đã quyết không tham gia những hành vi sai lầm để làm mất đi môi trường thân thiện mà Nhà trường và Thầy Cô đã dày công vun đắp.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
10 tháng 8 2018 lúc 9:38
Người ta thường nói về sự “tự hào” trong hình dung về cảm xúc mạnh, niềm vui trào dâng có được nhờ những thành quả được đánh giá là tốt, vượt trội. Họ không tỏ ra ”phơi phới” mà chỉ lặng lẽ lấy làm vui, thoang thoảng chút phấn chấn trong lòng, được gọi là khiêm tốn. Trái lại, không hiếm người lạm dụng thứ cảm xúc mạnh này.Biết tự hào là một điều tốt, nhưng chúng ta không thể lạm dụng nó mà tỏ ra cao ngạo được. niềm tự hào là truyền thống tốt dẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta, đã từ lâu chúng ta quen sống với lòng tự hào. Tự hào về cái gì? Về đất nước “rừng vàng bể bạc”, về những chiến thắng vang dội lịch sử, về cái đức chịu khó, chịu cực, cần cù, về đức hi sinh cha truyền con nối, tóm lại về những hào quang phát ra từ quá khứ lẫy lừng... Niềm tự hào ấy là chính đáng, không giả tạo, không bịa đặt và được lịch sử cũng như loài người công nhận. Chúng ta dựa vào đó mà sống, mà kiêu hãnh, mà... tự hào!. Vì vậy sao chúng ta không tiếp tục phát huy truyền thống tốt đêp đó, không cảm thấy tự hào về bản thân mình khi mình làm một việc tốt hay một việc làm gì đó có ý nghĩa. Niềm tự hòa đó không có nghĩa là cao ngạo, kheo khoan mà là người hiểu rõ bản thân mình, nhất là sở trường, các tốt đẹp của bản thân. Do đó bản thân chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn để phát huy những việc làm tốt, đẹp đó.
Ví dụ như bản thân bạn là một người tốt, luôn biết giúp đỡ người khác, thì bạn phải biết tự hào và phát huy điều đó, bạn không nên khiêm tốn mà che giấu nó đi, vì đó là một đặc điểm tốt.
×Tự hào còn mang lại cho chúng ta những cảm xúc tích cực. Nó giúp người ta dễ phấn khởi trong hành động. Do đó cuộc sống dễ đạt được những thành công.
Ví dụ như bản thân bạn luôn phấn đấu để trở thành một học sinh xuất xắc, một học sinh gương mẫu trong lớp. bạn được thầy, cô và bạn bè ca ngợi và khen thưởng,thì lúc đó bạn cảm thấy rất tự hào về bản thân mình, về những việc mà mình đã làm, nó là một việc làm đúng. Bạn cảm thấy một niềm vui nhỏ len lỏi trong tâm hồn của mình, cảm thấy phấn khởi hơn và tiếp tục phấn đấu hơn nữa. để không phụ lòng mong mỏi của mọi người vì đã đặt niềm tin vào mình.
Bên cạnh niềm tự hào đó chúng ta cũng phải kể sự xấu hổ, vì tự hào và xấu hổ là hai từ đi song song với nhau mà. Biết xấu hổ quan trọng với chúng ta bởi khi mỗi con người biết xấu hổ vì những gì không xứng đáng, thì niềm tự hào sẽ không lụi đi mà được nuôi dưỡng, được tiếp tục thăng hoa đến những đỉnh cao mới.
Biết xấu hổ, bản thân chúng ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái. Khi làm một việc làm sai trái nào đó mà chúng ta vẩn hiển nhiên coi đó là một chuyện bình thường không có gì?, chúng ta không có cảm giác ân nân, hối lỗi, không biết thế nào là xấu hổ thì liệu chúng ta có biết sửa sai những sai lầm đó hay không. Vì thế chúng ta phảo biết xấu hổ về những chuyên sai trái mà chúng ta đã làm để cúng ta tránh những việc làm đó,để nó không lập lại nữa.
Biết xấu hổ, giúp chúng ta nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân. Khi chúng ta cảm thấy học lực, hay hạnh kiểm của mình không bằng các bạn trong lớp thì các bạn có cảm thấy xấu hổ không? Nếu cảm thấy xấu hổ sao chúng ta không tự vươn lên, phấn đấu để đạt được thành tích nhưng bạn của mình. Còn nếu bạn rả lời không tì tôi nghĩ suốt dời này bạn chẳng bao giờ tiến bộ nổi, và không bao giờ có thể bằng bạn mình được. vì thế xấu hồ về bản than mình là động lực giúp cho chúng ta biết vươn lên để hoàn thiện bản thân mình hơn. Khắc phục những ưu điểm của mình.
Biết xấu hổ, giúp chúng ta có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm. Khi chuẩn bị làm một việc xấu mà chúng khi suy nghĩ chúng ta cảm thấy xấu hổ với mọi người, cảm thấy xấu hổ vời lương tâm của mình, thì lúc đó chúng ta sẽ không lam nữa. khi được co giáo giao cho Bạn một công việc làm đó, vì ham chơi mà bạn có ý định là không làm, nhưng khi suy nghĩ lại thì bạn cảm thấy xấu hổ với cô không dám nhìn mặt cô thì lúc đó cảm giác xấu hổ không cho bạn chơi nữa, mà bắt bạn phải làm bài. Dần dần, thì bạn sẽ có một thói quen là có tinh thần trách nhiệm hơn.
Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự trọng, của nhận thức về phẩm giá con người. nếu không biết xấu hồ, biết sai mà vẫn làm, thì chúng ta là một người không có phẩm chất, không có nhận thức về cái đúng, cái sai.
Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân trước các tình huống. biết xấu hổ thì chúng ta, cho dù ở mọi thời điểm đang tức giận hay vui vẻ cũng biết kiềm chế bản than mình, không làm những chuyện có hại cho người khác, và bản thân mình.
Nhưng Trong thực tế, lại có những người không biết tự hào, cũng chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người. Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống. họ không biết mình đang làm gì và điều đó có ảnh hưởng như hế nào. Họ chỉ biết là có lợi cho bản than của mình hay không mà thôi, mặc cho người khác có nói gì, lương tâm của họ có nói gì đichăng nữa. họ luôn tự kỉ, tự khép mình trong cái vỏ bọc vô cảm đó, họ không tự tin với những gì mình làm du cho điều đó có đúng đi chăng nữa.
Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
10 tháng 8 2018 lúc 9:38

Tự hào là lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. Ta thường nói: lòng tự hào dân tộc, niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về nhân dân mình; tự hào về bản thân mình,...

Xẩu hổnghĩa là cảm thấy xấu xa, hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác. “Xấu thiếp, hổ chàng" (Tục ngữ).

Cần thiết: cần đến mức không thể nào không làm hoặc không có.

Quan trọng:có ý nghĩa, có tác dụng hoặc có ảnh hưởng lớn, đáng được coi trọng, không thể coi thường hoặc xem nhẹ.

Qua đó, ta mới thấy rõ tự hào và tự biết xấu hổ là hai phẩm chất cần có để hình thành và hoàn thiện nhân cách. Nếu không biết tự hào về bản thân mình, không biết tự xấu hổ thì sao xứng đáng được đồng loại coi trọng?

Tại sao biết tự hào vê bán thân là cần thiết?Có ai hiểu ta hơn ta? Biết tự hào là tự khẳng định mình, để sống tử tế hơn trước mọi thử thách cuộc đời, để bản thân ta có niềm tin về mọi điều tốt đẹp của mình, trên cơ sở đó mà tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, ra sức phấn đấu, phát huy sở trường, tiềm năng, tiềm lực của bản thân mình. “Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà đi'' là tự hào.

Vốn đã tốt đẹp lại phấn đấu cho tốt đẹp hơn là nhờ có sức mạnh của niềm tự hào. Không chịu “thua chị, kém em''-, dám ước mơ và hành động là tự hào. Học đã giỏi lại nỗ lực không ngừng, vươn lên không ngừng, ngày một giỏi hơn là biết sống tự hào.

Tự hào giúp ta khắc phục tính tự ti, tự coi mình là hèn kém, là nhỏ bé trước đồng loại. Sống thụ động, mặc cảm là đáng buồn!

Tự hào nhưng không nên, không được tự cao, tự đại, tự mãn. Tự cao, tự đại, tự mãn,... sẽ kìm hãm tài năng phát triển, sẽ làm méo mó nhân cách, sẽ bị đồng loại xa lánh, chê cười. Bài ca dao: “Trăng khoe trâmỉ tỏ hơn đèn ...” đã chỉ ra thói xấu hợm hĩnh lúc nào cũng tự coi mình là “nhất thiên hạ".

Trong cuộc sống, mỗi một chúng ta không chỉ biết tự hào bản thân mà còn phải biết xấu hổ để làm người tử tế. Tại sao tự biết xấu hổ còn quan trọng hơn tự hào? Con người đâu phải là thần thánh! "Nhân vô thập toàn”, bên cạnh mặt tốt, thường có mặt hạn chế, khuyết điểm. Lười biếng, tham lam, dối trá, nói tục, vô lễ, không có ý thức giữ gìn. bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, ... là những tính xấu cần gột rửa, gạt bỏ. Tự xấu hổ thì mới biết sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, làm cho tính tốt phát triển, nhân cách ngày một hoàn thiện.

Có dũng cảm mới biết tự xấu hổ. Có biết tự xấu hổ mới biết tự vấn lương tâm. Có biết xấu hổ mới biết tu dưỡng, biết tự phê bình để cho tâm hồn trong sáng. Câu cổ ngữ "Ngọc bất trác bất thành khí" là bài học về tự mài giũa, tự xấu hổ để sống đẹp hơn, cao quý hơn.

Kẻ không biết xấu hổ là vô liêm sỉ, là loại “mặt trơ, trán bóng”, không biết phân biệt đúng/sai, tốt/xấu, điều đáng làm/ điều không nên làm, v.v... Kẻ không biết tự xấu hổ thì tâm hồn ngàv một đen tối, đầu óc thành ao tù, tâm địa trở nên đồi bại. Hắn sẽ bị đồng loại coi khinh, chê cười.

Tại sao những ông bố, bà mẹ có đứa con hư đốn, giết người cướp của, ... lúc ra đường lại lầm lụi cúi mặt không dám nhìn ai? Tại sao, một số quan tham bị kết án nhiều năm tù, nhưng đứng trước tòa án vẫn nhâng nháo? Tại sao có người lại khóc khi biết mình làm điều sai trái? Đúng là có biết xấu hổ mới biết làm người.

Tóm lại, sống trong cuộc đời, mỗi một chúng ta phải biết nâng cao niềm tự hào vể bản thân, coi đó là điều cần thiết, nhưng phải tự ý thức là biết xấu hổ còn quan trọng hơn. Biết tự hào về bản thân, biết xấu hổ mới trở thành con người tốt, con người có văn hóa. Biết tự hào là thắp sáng ngọn lửa tâm hồn. Biết xấu hổ là để phục thiện. Có thế, mới tốt đẹp, mới đáng yêu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thảo Vy
Xem chi tiết
Lục Thanh Ngọc
Xem chi tiết
Tún Phạm
Xem chi tiết
Hàn Nguyệt Băng
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết
mailyhn
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
NguyenBaoKhanh
Xem chi tiết
21. Phan Thị Kim Ngân
Xem chi tiết