Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Thị Thu Trang

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau :

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con chèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Cho về rợp bướm vàng bay

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Ai làm nhanh chính xác nhất mk tik nha

Mặc Chinh Vũ
8 tháng 8 2018 lúc 17:06

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

Bình luận (2)
Thảo Phương
8 tháng 8 2018 lúc 18:58

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
Trần Đức Mạnh
8 tháng 8 2018 lúc 19:56

Sinh ra ai cũng có một quê hương tươi đẹp của mình. Tác giả đã kể về quê hương của mình qua bài thơ trên. Quê hương nhiều sự ''ngọt ngào'' như chùm khế. Vào những buổi chiều râm mát, bọn trẻ tụi em rủ nhâu đàn đần lũ lũ đi hái khế. Cả hội phải gần hai mươi thằng. Mấy thằng to con chèo lên hái, còn mấy thằng còn lại thì ở dưới nhặt khế mà mấy tên kia vứt xuống. Nhiều khi thèm khế quá đến nỗi còn vào nhà bác hàng xóm để bẻ trộm nữa. Lúc bác phát hiện ra thì cả lũ chạy té khói. ''Quê hương là đường đi học'' nói đến câu thơ này mình lại nhớ đên những kỉ niệm xưa khi đi học cấp 1. Mình nhớ còn có lần đang đi xe tới trường thì bị mấy tên lớn xô vào mình làm mình ngã tùm xuống ao. Lần đó mình biết bơi rồi vì mình là con nhà quê mà. Mà kể ra lần đó bơi cũng mệt thật. May mà cái xe còn ở trên bờ chứ. Tuy là mình bị ngã nhưng mình không hề giận chút nào cả, lên bờ rồi mà mình còn cười toe toét như thằng hâm í. Nhiều lúc nghĩ lại những kỉ niệm ấy mà mình bật cười rồi nghĩ thầm:'' Giá như thời gian hãy lùi lại tới những khoảnh khắc ấy nhỉ''

Bình luận (0)
luong nguyen
8 tháng 8 2018 lúc 20:20

gợi ý: + So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

Bình luận (0)
lethucuyen
9 tháng 8 2018 lúc 16:34

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau :

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con chèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Cho về rợp bướm vàng bay

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Bài làm

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thỏ Nayeon - Yoonaddict
Xem chi tiết
Lê Trọng Dũng
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ly
Xem chi tiết
Tu Anh Nguyen
Xem chi tiết
Huy Trần
Xem chi tiết
bê trần
Xem chi tiết
Elizabeth
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Hưux
Xem chi tiết