Chương 1:ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

Trang Boo

1. Cho hàm số y=x4+2(m-4)x2+m+5. Tìm số thực m để đồ thị có ba điểm cự trị tạo thành một tam giác nhận gốc tọa độ O làm trọng tâm

2. Cho hàm số y=x4-2mx2+m-1. Gọi m0 là giá trị của tham số m để đồ thị hàm số có ba điểm cực trị tạo thành một tam giác nhận gốc tọa độ O làm trực tâm

3. Cho hàm số y=3x4+2(m-2018)x2+2017 với m là tham soos thực . tìm giá trị m để đồ thị hàm số có ba điểm cực trị tạo thành tam giác có một góc bằng 1200

Akai Haruma
29 tháng 7 2018 lúc 23:11

Bài 1:

\(y=x^4+2(m-4)x^2+m+5\)

\(\Rightarrow y'=4x^3+4(m-4)x\)

\(y'=0\Leftrightarrow x(x^2+m-4)=0\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} x=0\\ x^2=4-m\end{matrix}\right.\)

Để đths có 3 điểm cực trị thì \(y'=0\) phải có ít nhất 3 nghiệm pb. Khi đó \(4-m>0\Rightarrow m< 4\)

Khi đó, các điểm cực trị là:

\((0; m+5)\)

\((\sqrt{4-m}, -m^2+9m-11)\)

\((-\sqrt{4-m}, -m^2+9m-11)\)

Nếu $O$ là trọng tâm:

\(\left\{\begin{matrix} \frac{0+\sqrt{4-m}-\sqrt{4-m}}{3}=x_O=0\\ \frac{m+5+2(-m^2+9m-11)}{3}=y_O=0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow -2m^2+19m-17=0\Rightarrow \left[\begin{matrix} m=\frac{17}{2}\\ m=1\end{matrix}\right.\)

Vì $m< 4$ nên $m=1$

Bình luận (0)
Akai Haruma
29 tháng 7 2018 lúc 23:21

Bài 2:
\(y'=4x^3-4mx=0\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} x=0\\ x^2=m\end{matrix}\right.\)

Để hàm bậc 4 có 3 cực trị thì $y'=0$ phải có 3 nghiệm pb, suy ra $m>0$

Khi đó: \(y'=0\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} x=0\\ x=\sqrt{m}\\ x=-\sqrt{m}\end{matrix}\right.\)

Ba điểm cực trị:

\(A(0; m-1)\)

\(B(\sqrt{m}; -m^2+m-1)\)

\(C(-\sqrt{m}; -m^2+m-1)\)

Suy ra:

\(\overrightarrow{BC}=(-2\sqrt{m};0)\); \(\overrightarrow{AB}=(\sqrt{m}; -m^2)\)

\(\overrightarrow{OA}=(0;m-1)\); \(\overrightarrow{OC}=(-\sqrt{m}; -m^2+m-1)\)

Vì $O$ là trực tâm nên : \(\left\{\begin{matrix} \overrightarrow{BC}.\overrightarrow{OA}=0\\ \overrightarrow{AB}.\overrightarrow{OC}=0\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} -2\sqrt{m}.0+0.(m-1)=0\\ -m+m^2(m^2-m+1)=0\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow m(m^3-m^2+m-1)=0\)

\(\Leftrightarrow m(m^2+1)(m-1)=0\Rightarrow m=1\)\(m>0\)

Vậy.......

Bình luận (0)
Akai Haruma
30 tháng 7 2018 lúc 17:12

Bài 3:

Ta có: \(y'=12x^3+4(m-2018)x\)

\(y'=0\Leftrightarrow x(3x^2+m-2018)=0\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} x=0\\ x^2=\frac{2018-m}{3}\end{matrix}\right.\)

Để đths có 3 điểm cực trị thì \(\frac{2018-m}{3}>0\Rightarrow m< 2018\)

3 điểm cực trị là:

\(A(0,2017)\)

\(B(\sqrt{\frac{2018-m}{3}}; 2017-\frac{(2018-m)^2}{3})\)

\(C(-\sqrt{\frac{2018-m}{3}}; 2017-\frac{(2018-m)^2}{3})\)

Dễ thấy tam giác $ABC$ cân tại $A$. Khi đó, nếu $ABC$ có chứa một góc $120^0$ thì góc đó là góc \(\widehat{BAC}\)

\(AB^2=AC^2=\frac{2018-m}{3}+\frac{(2018-m)^4}{9}\)

\(BC^2=\frac{4(2018-m)}{3}\)

Theo định lý cos:

\(BC^2=AB^2+AC^2-2AB.AC\cos 120\)

\(\frac{4(2018-m)}{3}=\frac{2(2018-m)}{3}+\frac{2(2018-m)^4}{9}+\frac{2018-m}{3}+\frac{2018-m)^4}{9}\)

giải pt ta tìm đc $m=2017$ or $m=2018$, vì $m < 2018$ nên $m=2017$

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Pham Tien Dat
Xem chi tiết
Hà Mi
Xem chi tiết
Hà Mi
Xem chi tiết
Bạch Hà An
Xem chi tiết
Hà Mi
Xem chi tiết
Hà Mi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Hà Mi
Xem chi tiết
AllesKlar
Xem chi tiết