Nguyễn Hoàng Nam

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Sợi dây đồng nhúng trong dung dịch HNO3

B. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

C. Đinh sắt nhúng trong dung dịch CuSO4.

D. Cho lá đồng vào dung dịch Fe(NO3)3.

Ngô Quang Sinh
3 tháng 5 2017 lúc 17:39

Đáp án C

Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa là

- Các điện cực phải khác nhau về bản chất.

- Các điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch điện ]y

Thiếu 1 trong 3 điều kiện trên sẽ không xảy ra ăn mòn điện hóa.

A sai vì đây là ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực khác nhau 

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

B sai vì ăn mòn hóa học : 3Fe + 2O2 → Fe3O4

C đúng vì hình thành hai điện cực Fe và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện ly là muối CuSO4 và FeSO4 

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

D sai vì ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực khác nhau 

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết