Văn bản ngữ văn 7

Pana

phân tích hình ảnh mặt trời trong bài thơ Viếng Lăng Bác

Thảo Phương
19 tháng 7 2018 lúc 8:48

Bài thơ “viếng lăng bác” của Viễn Phương thể hiện sâu sắc tấm lòng kính yêu và sự hối tiếc sự ra đi của Bác, nỗi xót xa và niềm xúc động thiêng liêng của tác giả. Đặc biệt ở hai câu thơ “ngày ngày…rất đỏ” đã cho thấy rõ điều đó. Câu thơ đầu là hình ảnh thực về “mặt trời”, ông mặt trời ngày ngày đi qua lăng, chiếu soi ánh sáng như sưởi ấm k gian trong lăng. Mặt trời chỉ có một, đó là nguồn sống của vạn vật trên TĐ, nhân loại có thể phát triển đến ngày hôm nay là nhờ có nguồn năng lượng của mặt trời, k có nó thì cũng k có con ng, k có ngày hôm nay. Nhưng bên trong lăng vẫn còn một “mặt trời”, mặt trời này cũng đỏ, nhưng k đỏ như mặt trời ở câu đầu, đỏ là màu của dòng máu, dòng máu lạc hồng của ng VN, “mặt trời” đó chính là Bác, Bác nằm trong lăng nhưng vẫn sáng rực cả 1 vùng trời, bên trong Bác vẫn luôn cuộn chảy nguồn sinh lực sống, k phải là do thánh mà Bác vẫn đang “sống” nhờ dòng máu của những ng con VN truyền cho Bác, truyền cho Bác tình yêu thương, nỗi mong nhớ, tấm lòng thành kính, chính vì vậy mà Bác vẫn luôn sống, sống trong lòng mỗi ng con đất Việt anh hùng. Nếu ở câu đầu mặt trời là nguồn sống của nhân loại thì bây giờ Bác là nguồn sống của đất nước VN, k có Bác sẽ k có ngày độc lập hạnh phúc như hôm nay, k có Bác thì đàn em hôm nay đâu đc đến trường, đâu đc cười vui và đc sống tình yêu của cha mẹ thế này. Bác là ánh sáng chỉ đường cho dân tộc, Bác đã định ra kim chỉ nam cho chúng ta tiến về phía trước. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ thật độc đáo, thật có ý nghĩa, qua đó thể hiện tấm lòng của tác giả đối với Bác, tấm lòng đó luôn chân thành và luôn dằn xé tấm lògn của ông, dằn xé vì ông tiếc cho sự ra đi bất ngờ của Bác, đồng thời còn cho thấy sự tôn kính của mình cũng như sự tôn kính của ng VN dành cho Bác. Nói tóm lại, bằng cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ rất thành công, nhà thơ đã thể hiện thật đặc sắc tấm lòng và tình cảm của mình dành cho Bác, tấm lòng đó cũng như tấm lòng của ng dân miền Nam dành cho vị “cha già” của mình. Giống như Tố Hữu đã từng viết: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ miền Nam mong Bác nỗi mong cha”

Bình luận (0)
Huỳnh Nguyễn Minh Thư
19 tháng 7 2018 lúc 9:00

Qua bài thơ "Viếng Lăng Bác" của tác giả Viễn Phương cho ta thấy tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ hết sức tài tình, tuân theo quy luật thời gian.

Tình cảm của nhân dân đối với Hồ Chí Minh như thế nào, điều này không mới. Tình cảm đó vô cùng đặc biệt và sâu sắc. Hồ Chí Minh vừa lớn lao vừa bình dị biết nhường nào.

Chính vì vậy, trong thơ ta đã cảm nhân được bao nhiều tình cảm thiêng liêng, bao nhiêu sự biết ơn, lòng tôn kính của các nhà thơ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung giành cho Bác. Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương là một ví dụ tiêu biểu. Mạch cảm hứng toàn bài dựa trên trục thời gian hình thành một thứ nhật kí, một cuộc viếng thăm và cũng là một cuộc hành hương của nhà thơ về cội nguồn.

Bình luận (0)
Thời Sênh
19 tháng 7 2018 lúc 9:19

Điệp từ "mặt trời" đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy sự ca ngợi ĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên còn mặt trời trong lăng là trái tim của Bác, người đã dành trọn cuộc đời cho dân, cho nước.

Cách so sánh rất sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Nhà thơ Viễn Phương đã khẳng định Bác Hồ là vầng thái dương rực rỡ soi lối đường chúng ta đi mà còn sưởi ấm trái tim mõi người.

Bình luận (0)
Huong San
19 tháng 7 2018 lúc 11:12

Điệp từ "mặt trời" đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy sự ca ngợi ĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên còn mặt trời trong lăng là trái tim của Bác, người đã dành trọn cuộc đời cho dân, cho nước.

Cách so sánh rất sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Nhà thơ Viễn Phương đã khẳng định Bác Hồ là vầng thái dương rực rỡ soi lối đường chúng ta đi mà còn sưởi ấm trái tim mõi người.

Bác Hồ là đại diện cho con người Việt Nam. Owr Bác, chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp tinh túy và sâu sa. Đến với Bác không phải là đi mà là trở về, trở về với cội nguồn quê hương, với những tháng ngày thanh bình nào đó của dân tộc muôn đời, trở về với giấc mơ nào đó mà tuổi thành bình ấp ủ.

"Ngày ngày" là điệp từ chỉ thời gian, đó là sự việc trong đời sống luôn tiếp diễn ra và giường như đã trở thành quy luật. Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhóe, kết tràng hoa vừa tả thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là hình ảnh đẹp thể hiện tấm lòng thành kính của người dân đối ới Bác.

Không chỉ vậy, phép tu từ ẩn dụ "kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân" thể hiện cuộc đời vì dân vì nước của vị lạnh tụ kính yêu. và để đền đáp công lao vĩ đại ấy là những bông hoa tươi thắm hiến dâng lên người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Linh Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài An
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Nkok_ Nhỏ_Dễ_Thươg
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Nkok_ Nhỏ_Dễ_Thươg
Xem chi tiết
anh phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng Thịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết