Văn bản ngữ văn 9

Trần Thị Ngọc Ánh

xác định và phân tích tác dụng của BPTT trong 3 câu thơ sau

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà ko mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Huong San
8 tháng 7 2018 lúc 17:34

Bài làm:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Trong 3 câu thơ trên, các BPTT được sử dụng là:

+Động từ mạnh: ''mặc kệ''

=> 2 chữ "mặc kệ" đã nói được cái dứt khoát mạnh mẽ

+Nhân hóa:''giếng nước gốc đa-nhớ người ra lính''

=>Họ gắn bó sâu nặng với làng quê thân yêu, họ không hề vô tình vì thế họ cảm nhận được nhớ nhung của quê hương dành cho người đi lính

Bình luận (0)
Thời Sênh
8 tháng 7 2018 lúc 18:26

- Chỉ ra được biện pháp tu từ trong câu thơ

+ Nhân hóa: nhớ

+ Hoán dụ: giếng nước gốc đa

- Tác dụng của biện pháp tu từ :

+ Thể hiện sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính.

+ Cho thấy sự gắn bó yêu thương của người lính với quê nhà. Các anh ra đi đều để lại những tình cảm lưu luyến với quê. Giữa người chiến sĩ và quê hương anh có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc

→ Các biện pháp tu từ đã làm cho lời thơ có sức truyền cảm, vừa mang đậm sắc thái dân gian.

Bình luận (3)
Đạt Trần
8 tháng 7 2018 lúc 18:39

BPTT: Nhân hóa

Gian nhà ko: Mặc kệ

Giếng nước : Nhớ

Đơn giản vì đây là những từ chỉ người

=> tác dụng : Xem 2 bạn dưới

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
9 tháng 7 2018 lúc 9:00

Ở câu thơ thứ 3,tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá dùng những từ ngữ chỉ hoạt động trạng thái của con người để chỉ vật (giếng nước).Từ đó đã thể hiện tình cảm của của hương dành cho những người lính, nỗi nhớ mong của quê hương vs những người con ra đi để cứu nước.

( mấy câu kia mik k rõ lắm xin lỗi nha )

Bình luận (0)
Thiên Dương
11 tháng 7 2018 lúc 9:46

Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá dùng những từ ngữ chỉ hoạt động trạng thái của con người để chỉ vật (giếng nước).Từ đó đã thể hiện tình cảm của của hương dành cho những người lính, nỗi nhớ mong của quê hương vs những người con ra đi để cứu nước.

Bình luận (0)
anh Nguyen
11 tháng 5 2021 lúc 11:21

1. Đảo ngữ : " ruộng nương "  , "gian nhà "      ( đưa "ruộng nương " ," gian nhà " lên đầu câu thơ để nhấn mạnh về nó )

=> đây là tài sản rất quan trọng đối với người lính vốn xuất thân là nông dân ,cần có bàn tay của người con traitrong gia đình nhưng người lính sẵn sàng để lại nương nhòe bạn thân để đến tuyến tiền phương khói lửa chiến tranh giành lại độc lập tự do cho đất nước. 

2. Khẩu ngữ " mặc kệ" thể hiện thái độ mạnh mẽ dứt khoát ngang tàn của người lính , họ để lại cả cơ nghiệp mà mình chắt bóp giữ gìn để dứt áo ra đi - đó là sự hi sinh thầm lặng sự cống hiến cao đẹp của những chiến sĩ .

3. Nhân hóa " nhớ " ( sự vật cũng biết nhớ thương người ra lính) 

Hoán  dụ, ẩn dụ  (  lấy sự vật chỉ toàn thể ) giếng nước gốc đa là những người thân yêu của người lính ở hậu phương. 

=> Giếng nước gốc đa là đặc điểm của quê hương người lính. 

Diễn tả nỗi nhớ hai chiều : người lính - những con người quê hương và ngược lại, hậu phương ngày đe mong ngóng trông chờ .

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
không có tên
Xem chi tiết
Dung Thùy
Xem chi tiết
nguyễn thị thúy hà
Xem chi tiết
Trái Tim Mùa Đông
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Khôi An Đăng
Xem chi tiết
sakuriuyen
Xem chi tiết
Vinh Vu
Xem chi tiết
love nguyen
Xem chi tiết