Tập làm văn lớp 8

Nguyễn Đức Hoàn

các bạn ơi làm giúp mình với tuần sau mình nộp rồi

1.thuyết minh về cây bút bi.

2.giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

( đừng coppy trên mạng nha) cảm ơn các bạn .

Linh Phương
2 tháng 12 2017 lúc 21:32

Dựa vào dàn ý để viết nhé!

1. Mở bài: Giới thiệu chung về áo dài (Là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài và trân trọng nâng nó lên hàng quốc phục hoặc gọi tên một cách hình ảnh là chiếc áo dài quê hương).

2. Thân bài.

a. Nguồn gốc: Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ bao giờ, hình dáng ban đầu của nó ra sao? Trong cuốn sách Kể chuyện chín mùa, mười ba vua triều Nguyễn của ông Tôn Thất Bình (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997) có ghi lại là chiếc áo dài được hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Như vậy, chiếc áo dài được ra đời từ thế kỉ thứ 18. Tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo.

b. Chất liệu: Có thể may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the … Các quan chức thì mới cho dùng xen the, đoạn … còn gấm vóc và các thứ rồng phượng thì dành cho các vua, chúa, vương công.

c. Kiểu dáng chiếc áo: Theo Tôn Thất Bình đã dẫn ý kiến của Lê Quí Đôn viết trong Phủ biên tạp lục để khẳng định rằng chúa Nguyễn Phúc Khoát là người đầu tiên phác thảo ra hình hài chiếc áo dài ViệtNam.

Ngày xưa: Đối với người phụ nữ Việt Nam trước đây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu non đi chung với váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng màu thiên lí hay màu đào.

- Lễ phục thì có những tấm áo mớ ba. Đó là loại áo dài gồm 3 chiếc: ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng vải the thâm màu nâu non hoặc tam giang; chiếc áo thứ hai có màu mỡ gà, chiếc thứ ba là màu cánh sen. Khi mặc những chiếc áo dài này, các cô thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực áo đến cổ chỉ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trong rất duyên dáng, kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bô - ri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Ao quần của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.

- Thường phục may áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay có thể rộng hẹp tuỳ ý. Áo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không cho xẻ mở.

- Lễ phục thì may áo cổ đứng dài tay , vải xanh, chàm hoặc đen, trắng tuỳ nghi. Cổ áo có thể viền và lót. Cũng kể từ thế kỉ 18, các phụ nữ biết thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng thêm vẻ đẹp, chất liệu vải ngày càng tốt hơn.

Ngày nay: Chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Đầu thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc có một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và thay chiếc váy bằng chiếc quần dài. Tuỳ theo lứa tuổi, chiều dài áo buông xuống dài ngắn khác nhau, lúc thì đến đầu lúc thì chấm bàn chân. Bà Trịnh Thục Oanh, hiệu trưởng Trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm một cuộc cách mạng cho chiếc áo dài ViệtNam. Bà thiết kế phần eo sao cho chiếc áo dài ôm sát đường cong mềm mại trên cơ thể người phụ nữ để tạo nên một sức hấp dẫn mới mẻ, tràn đầy xuân sắc. Cho đến nay, chiếc áo dài truyền thống tương đối ổn định.

d. Ý nghĩa: Giờ đây chiếc áo dài của phụ nữ đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Đó là niềm tự hào của trang phục dân tộc. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ ViệtNam.

Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hoá còn có một ý nghĩa đạo lí. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo (hai vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giử cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau.

3. Kết bài: Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ ViệtNam. Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo.

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 12 2017 lúc 21:23

1.
I.Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
quyết định và nghiênàÔng phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
“ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

Thao khảo bài làm của bạn Nguyễn Giang
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta đặc biệt là lứa tuổi học trò thì ai ai cũng đã sử dụng đến chiếc bút bi – sản phẩm của trí tuệ con người ma công cụ viết tiện lợi thông dụng.

Không ai có thể xác định được rõ ràng chính xác thời điểm bút viết ra đời. Vì khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút viết cũng ra đời.
Bút bi gồm: vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc kim loại bao quanh ruột bút. Bộ phận này dài khoảng 15 cm, đường kính 1,5-1cm. Cấu tạo phổ biến của vỏ bút là hình trụ thuôn dài về phía đầu bút một chút. Chỗ cầm bút nhỏ hơn một chút có hình lượn sóng để dễ cầm. Ngày nay có công ti sản xuất ra thị trường bút mà vỏ ngoài có thêm một lớp đệm cao su giúp người viết không bị mỏi khi cầm bút quá lâu.
Ruột bút dùng để chứa mực nên goi là ống mực.ống mự nhỏ mền đầu ống mực có gắn với ngòi bút được làm bằng kim loại và có gắn một viên bi vô cùng nhỏ, đường kính viên bi này tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau.
Bộ phận điều chỉnh bút bi gồm một đầu bấm mở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo có hình xoắn ốc. đẻ điều chỉnh bút khi muốn sử dụng thì ta bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra. Khi không sử dụng bấm cho ngòi bút thị vào tránh để cho khỏi bị khô mực.
Hiện nay các nhà sản xuất bút bi nổi tiến như Thiên Long, Bến Nghé không những chỉ chú ý đến chất lượng mà còn chú ý đến kiểu dáng và màu sắc. Nhằm tạo ra nhiều kiểu bút khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Trên thị trường giá cả cũng phù hợp với nhiều người nên số lượng tiêu thị lớn.
Bút bi có hai loại chính: loại dùng một lần và dùng nhiều lần. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ di khi hế mực. loài dùng nhiều lần thường được dùng bằng kim loại. Ống mực của loại này gồm ống mực và đầu bút gắn liền với nhau. Khi hết mực thì chỉ cần thay đỏi ống mực là viết được.
Bút bi là đồ dùng không thể thiếu đối với người học sinh, vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiểu quả cao cho công việc. Nó có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Bút bi đích hực là một người bạn thân thiết của mỗi chúng ta. Đối với tôi chiếc bút như người bạn gắn bó trong quãng đường học tập, vì vậy tôi sẽ bảo quản thật tốt để nó gắn với tôi lâu dài.

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 12 2017 lúc 21:26

1)

I. Mở bài: Giới thiệu sự quan trọng của bút bi với học sinh.

Cây bút bi là người bạn trong học tập quen thuộc, đóng góp không nhỏ vào quá trình học tập của các em tại lớp học.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

– Phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro trong những năm 1930.

– Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực.

2. Cấu tạo

Bút bi gồm có 2 bộ phận:

– Vỏ bút: Ống trụ dài từ 15 cm được làm bằng nhựa dẻo.

– Ruột bút: Chủ yếu làm từ nhựa dẻo, chứa mực bên trong.

- Bộ phận khác: Lò xo, nút bấm, nắp đậy…

3. Phân loại

Bút bi có thể phân loại dựa theo:

– Kiểu dáng và màu sắc.

4. Cách hoạt động, bảo quản

– Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

– Bảo quản bút bi bằng cách khi sử dụng tránh va đập và rơi.

5. Ý nghĩa

– Những chiếc bút bi gắn bó với lứa tuổi học sinh.

– Bút bi dùng để viết, để vẽ.

– Bút bi còn là người bạn đồng hành với học sinh sinh viên.

III. Kết bài

Nêu lên được tầm quan trọng, tiện lợi của cây bút bi trong học tập.

2)

I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài

Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

Non sông gấm vóc mở đôi tà

Tà bên Đông Hải lung linh sóng

Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

Vạt rộng Nam phần chao cánh gió

Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà

Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

Hương lúa ba miền thơm thịt da.

Không biết tự bao giờ hình ảnh chiếc áo dài đi vào thơ ca một đỗi thân thuộc và yêu thương. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục riêng, và chiếc áo dài là quốc phụ của Việt Nam. Áo dài là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.

II. Thân bài

1. Lịch sử, nguồn gốc

- Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng: Do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối thế kỉ 16 thì ăn mặc của người Việt vẫn giống người Phương Bắc. Trước làm song xâm nhập này, vua ban hành mọi người dân Việt đều mặc quần không đáy.

- Thời vua Minh Mạng: Cho đến thế kỉ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì.

- Áo dài Le mor: Biến chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau

- Áo dài Lê Phổ: Bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài

- Đời sống mới: Chiếc áo dài giờ vẫn có hai tà và ôm sát người.

2. Cấu tạo

- Cổ áo: Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm, thường khoét chữ v ở trước. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, cổ tròn,….

- Thân áo: May vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay đã có sự biến tấu nhiều với chiếc áo dài.

- Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và buộc dài qua gối.

- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí.

- Quần áo dài

3. Công dụng

- Trang phục truyền thống

- Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

- Trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…

4. Cách bảo quản

Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.

5. Ý nghĩa của chiếc áo dài

- Trong đời sống: Là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam

- Trong nghệ thuật:

+ Thơ văn:

Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong

Hôm xưa em đến mắt như lòng

Nở bừng ánh sáng em đi đến

Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng

+ Âm nhạc:

Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố

Những lúc buồn vui vu vơ nào đó

Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà……

...Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi

Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người

Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi

Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người

+ Hội họa

+ Trình diễn

III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài

Dù cuộc sống hiện đại và có những trang phục đẹp, nhưng chiếc áo dài luôn là trang phục truyền thống và gắn với người dân Việt Nam.

Bình luận (0)
O=C=O
2 tháng 12 2017 lúc 22:18

"Nghe tin em vào đại học

Nửa tin nửa ngờ tên lại trùng tên

Hôm nay nhận được thư em

Nét chữ nghiêng nghiêng cười trên giấy trắng"

Vâng, nét chữ đã đi liền với văn hóa con người. Để có một nét chữ " cười trên giấy trắng", ta không thể không nói tới cây bút, Cây bút đã đi liền với văn minh nhân loại.

Nhu cầu viết chữ của con người đã xuất hiện trước khi có cây bút. Người tiền sử viết và vẽ bằng cách khắc trên đá hoặc dùng bột màu, gạch màu vẽ trên hang động. Cách đây mấy trăm năm, người Phương Tây dùng lông cánh của loài ngỗng để chấm mực viết. Trong lúc đó, người Á chân lại dùng lông thỏ để kết thành ngòi bút. Thế kỉ XX – XXI này mới phát sinh ra bút máy và bút bi. Khi chất liệu thay đổi thì hình dạng bút cũng thay đổi theo. Thời Nho học, bút của người Á châu bằng lông thỏ gắn vào trúc, mực là một chấn rắn được mài hàng giờ mới trở thành chất lỏng. Khi nền Nho học cáo chung, nhường chỗ cho Tây học thì nước ta xuất hiện bút chì, bút mực. Bút chì làm bằng gỗ được khoét một ống dài. Ở giữa ống đó đựng chì. Chì là một loại gỗ mềm đã được đốt cháy. Khi viết nó phát sinh ra một màu đen mịn. Với thời gian, chì được pha chế bằng hóa chất, trong những nhà máy tối tân. Độ đen của chì được quy định bằng các con số từ 1B đến 4B, 5B, v.v…. Bút sắt là loại bút có ngòi làm bằng sắt, gắn vào một quản gỗ sơn đủ màu xinh tươi. Chiếc ngòi bút dài độ 2 – 3cm, có một đường rãnh nhỏ. Thầy trò chấm mực mà viết độ 5 – 3 dòng. Khi mực khô lại chấm tiếp. ó xuất hiện ở nước ta khoảng giữa thế kỉ XX và sau đó nó bị tha thế bằng bút máy.

Bút máy là loại bút được chế tạo bằng nhựa, kim loại. Xuất hiện ở phương Tây khoảng giữa thế kỉ XX. Ngòi bút là kim loại tổng hợp, không rỉ sét, có khhi còn được mạ vàng. Trên ngòi bút là một ruột bút bằng chất dẻo, đàn hổi như piston để bơm một số lượng mực, có thể viết trong thời gian vài ngày. Vỏ bút máy làm bằng nhựa tổng hợp với nhiều màu sắc phong phú, kiểu dáng và chất lượng đa dạng để phù hợp với túi tiền của nhiều người trong xã hội.

Cuối cùng, thập niên 70 của thế kỉ XX lại sinh ra một loại bút thay thế cho bút máy. Loại bút phổ biến nhất ngày nay được sử dụng khắp nơi là bút bi. Bút bi tiếng Pháp viết là bille, gọi theo tên của một công ty Pháp, còn gọi là bút Bic, hoặc bút nguyên tử. Bút bi có chứa một ống mực đặc hơn mực của bút máy. Dưới cùng là một ngòi bút kim loại, có bộ phận quan trọng là một viên vi nhỏ xíu. Khi viết viên bi lăn tròn, hé một khe nhỏ cho mực chảy ra, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7mm đến 1mm gần đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh sau khi được viết lên giấy.

Từ đó xã hội Việt Nam xuất hiện "viết bi" hay còn gọi là "viết bic". Ngày nay, viết bi của hãng Bic bên Mỹ vẫn còn đó nhưng mỗi đất nước đều chế ra nhiều loại bút tương tự như vậy, chúng chỉ khác nhau về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và giá tiền. Có hai loại bút bi chính: Loại dùng một lần và loại có thể nạp mực lần sau. Loại dùng một lần chủ yếu làm bằng nhựa rẻ tiền có thể bỏ đi khi hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa tốt. Ống mực để nạp lại gồm một ống mực và một đầu bi gắn liền với nhau. Bút bi có thể có nắp đậy khi không dùng đến hoặc cũng có loại có thể kéo đầu bi vào bằng một lò xo. Cách kéo đầu bi có thể là bấm nút, hay xoay thân bút. Có một loại bút bi hiệu là Space pens, được thiết kế để viết trong trạng thái chân không, Do Fisher phát minh ra. Nó dùng khi nén để dồn mực vào đầu ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi lật ngược đầu bút hoặc viết trong trạng thái chân không, thí dụ như các phi hành gia rời xa mặt đất lên mặt trăng, ngồi trên phi thuyền, v.v…

Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như biro_art.com và birodrawing.co.uk. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lí do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, quy định quan trọng trong nhiều nước trên thế giới hiện nay về thành phần mực bút bi là không gây độc hai.

Kiểu bút hiện đại nhất mà người đi học, đi làm không thể không biết là loại bút lông kim. Ban đầu bút lông là loại bút mực đen cao cấp được chế tạo ra với những quy định chặt chẽ về kích thước, để dành cho các kiến trúc sư và họa sĩ về kĩ thuật hoặc sáng tác tranh ảnh. Phần ruột của nó được cấu tạo tương tự như bút máy nhưng ngòi là một ống kim loại nhỏ kèm theo một chất lông mềm cuối ngòi với kích cõ từ 0,3mm đến 0,5; 0,7mm, những năm gần đây bút lông kim được dùng rộng rãi trong họ sinh cấp 2 và 3 với nhiều màu sắc.

Đi liền với văn hóa và nghệ thuật nhân loại, cây bút đã giúp con người làm ra bao nhiêu tác phẩm. Nguyễn Du cũng một lần tả về cây bút của một người tương tư:

"Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phim loan"

Khi đại văn hào Pháp đi quá cảnh một quốc gia, đã khai với nhân viên hải quan: "Sống bằng ngòi bút" và nhân viên ấy ghi rằng: "Victor Hugo: buôn bán bút".

Đó là một câu chuyện cười ý nhị nhất về cây bút mà tôi được đọc.

Bình luận (0)
O=C=O
2 tháng 12 2017 lúc 22:21

Tục ngữ Việt Nam có câu: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp của mỗi con người, góp phần quan trọng vào sự thướt tha của phụ nữ.

Áo dài Việt Nam là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân từ cổ đến đầu gối hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học. Không ai biết áo dài nguyên thủy có từ lúc nào và hình dáng ra sao, nhưng theo những hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm, đã có hình phụ nữ mặc trang phục áo dài với hai tà xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết: Theo sách sử chép thì người Văn Lang xưa mặc áo dài cài nút về bên tả. Từ đó suy rằng trước thời Băc thuộc người Việt gài áo về tay trái, sau bắt chước người Trung Quốc, mới mặc áo gài về bên phải.

Theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những thay đổi về chi tiết. Kiểu sơ khai của áo dài là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì không buộc hai vạt trước lại. Sau để tiện làm việc, áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân, gồm có hai vạt trước và hai vạt sau. Áo tứ thân hợp với phụ nữ thôn quê quanh năm bươn chải, lao động đồng áng. Sau đó, áo ngũ thân ra đời, phù hợp cho phụ nữ tỉnh thành với sự biến đổi vạt nửa trước bên phải của áo tứ thân thu nhỏ, thành một vạt con. Vạt thứ năm nhỏ hơn, nằm dưới một vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình, không để hở áo lót, mỗi vạt có hai thân nối sống, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Vạt thứ năm nằm dưới vạt trước, khép kín nhờ năm chiếc khuy, tượng trưng cho "ngũ thường" của Nho giáo và "ngũ hành" của triết học Đông Phương. Đến thể kỉ XVIII, một số người Minh hương bất mãn với nhà Thanh, sang Việt nam lập nghiệp, mang theo một lối sắc phục của người Hoa. Để tạo bản sắc riêng cho dân tộc, Vũ Nương Nguyễn Phúc Khoát (1973 – 1965) đã ban hành một sắc dụ về ăn mặc cho toàn dân xứ Đàng Trong, đây là bước định hình quan rọng cho áo dài biến thành quốc phục Việt Nam: "Áo thì cổ đứng, cửa ống tay rộng hay hẹp tùy tiện, hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không được xẻ mở...".

Nhưng có ý kiến cho rằng áo ngũ thân xuất hiện trong thời vua Gia Long (1802-1819). Năm Minh Mạng triều đình có chiếu chỉ cấm mặc váy mà phải mặc quần hai ống (vì áo ngũ thân phải mặc với quần hai ống, không thể mặc với váy) nên có câu ca dao:

"Tháng tám có chiếu vua ra

Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng"

Những năm đầu thế kỉ này tà áo dài theo hai khuynh hướng: Phối hợp với y phục Phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra dời những kiểu áo dài có dây kéo sau lưng. Những kiểu cổ áo trái tim, kiểu cổ truyền thống. Khoảng 1930, họa sĩ Cát Tường sáng tạo ra kiểu áo dài mới bằng cách biến tứ thân, ngũ thân thành áo hai tà. Thân trên áo dược may sát, ôm theo những đường cong của cơ thể tạo ra vẻ yêu kiều, gợi cảm rất độc đáo. Hàng nút cũng được chuyển dịch, cổ áo cũng nhiều thay đổi, và phong phú hơn, mặc với quần " sa tanh" trắng... gọi là áo dài "Le Mur", nhưng có đôi người đưa ý kiến phản bác vì quá "lai căng". Vũ Trọng Phụng cũng có thái độ trong tác phẩm Số đỏ. Một khuynh hướng khác của các nhà tạo mẫu là khuynh hướng trở về nguồn. các nhà thiết kế dùng những hoa văn hình chim hạc trên áo dùng dể thiết kế ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng những hoa văn trên vải thổ cẩm để làm viền, những chiếc ao dài vừa duyên dáng vừa hiện đại vừa cổ điển, rang phục kèm theo áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùng màu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.

Năm 1934, một hoạc sĩ khác là Lê Phổ đã bỏ bớt giới nét lai căng và đưa vào những nét đẹp truyền thống của áo dài dân tộc, dược nữ giới hoan nghênh nhiệt liệt.

Sau Cách mạng tháng Tám, đối mặt với giặc đói, giặc dốt, Bác Hồ vận động nhân dân bỏ thói quen mặc áo dài. Ngày hòa bình thống nhất, chiếc áo dài lại được cả nước ca ngợi và sử dụng, nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế mà chiếc áo dài Việt Nam vừa tôn vẻ đẹp dịu dàng thể hiện nét kín đáo thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đóa nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái rất đẹp. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng, thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mở lúc khép, quấn quýt trong giá ạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, say mê bao khách nước ngoài khi giao dịch tham quan du lịch Việt Nam. Nhà thơ Nguyên Sa đã viết nhiều bài thơ về áo dài Việt nam như:

"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng"

Cố nhạc sĩ Văn Cao và Phạm Duy cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài "Bến xuân" của mình "Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài Bến Xuân." Đến thể kỉ XXI này, tuy xã hội Việt Nam đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng người ta vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thệp niên gần đây, tà áo dài đã là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học ngay cả dịp quan trọng như ngày tết , ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục cho cô dâu và phụ nữ. Với những loại vải quý phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm gấm, lụa và vẽ màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài đã giúp cho người phụ nữ Việt Nam tăng thêm vẻ trang trọng và tươi đẹp. Các nữ sinh mới lớn cắp sách đến trường trong tà áo dài trắng tăng thêm nét yểu điệu, tinh khiết, trong sáng và vô tư như những thiên thần.

Áo dài Việt nam là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Người nữ sinh trung học ngày nay nên tự hào khi được mặc chiếc áo này! Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của người Việt Nam, nó cũng là nguồn đề tài vô tận cho các thi nhân nghệ sĩ Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trương Tiền
Xem chi tiết
linh nguyen
Xem chi tiết
Huyền Anh
Xem chi tiết
Trần Huy
Xem chi tiết
Vinh Nguyễn12345678910
Xem chi tiết
huy
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Minh
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Kim Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Trung Hiếu
Xem chi tiết