Hoàng Gia Bảo

Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, chứng minh địa hình có tác động rõ rệt đến đất đai và sinh vật nước ta.

Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 12 2018 lúc 3:44

HƯỚNG DẪN

Tác động của địa hình đến đất đai và sinh vật nước ta thể hiện rõ rệt nhất là ở độ cao địa hình và một số dạng địa hình.

a) Độ cao của địa hình tác động đến đất đai và sinh vật: Độ cao địa hình đã tạo ra ba đai cao ở nước ta với sự khác nhau về đất và sinh vật bắt nguồn từ tác động của khí hậu

- Đai nhiệt đới gió mùa

+ Ở miền Bắc, đai có độ cao trung binh dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.

+ Trong đai này có hai nhóm đất:

• Nhóm đất phù sa: chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...

• Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp: chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:

• Hệ sinh thái nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng đồi núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40m, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

• Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển; rừng tràm trên đất phèn; xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.

• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Đất feralit có mùn với đặc tính chua, quá trình phong hóa yếu nên tầng đất mỏng.

• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn. Rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi

+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

+ Có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.

b) Ở một số dạng địa hình khác nhau có đất đai và sinh vật khác nhau

- Ở nơi trũng thấp, thường xuyên ngập nước trong mùa mưa và cạn nước trong mùa khô, với sự xâm nhập mặn (như ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên...) đã hình thành nên đất phèn, trên đó có thực vật chủ yếu là cây tràm.

- Ở cửa sông ven biển, nơi có sự xâm nhập mặn thường xuyên, đã hình thành đất mặn, với sự có mặt của các loài thực vật của rừng ngập mặn như: đước, sú, vẹt, mắm, bần...

- Trên các địa hình núi đá vôi, đất đỏ đá vôi với rừng thường xanh, phổ biến các loài cây trai, nghiến...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết