Ôn tập lịch sử lớp 7

Phuong Nguyen dang

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?Những năm đầu tình hình nghĩa quân ra sao?

giúp mk vs nha mai thi rồi

Trịnh Ngọc Hân
16 tháng 5 2017 lúc 13:42

- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh đất nước phải chịu sự đô hộ của nhà Minh,nhân dân lầm than và đời sống vô cùng cực khổ .

- Những năm đầu khởi nghĩa , lực lượng còn yếu , nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn . Quân Minh nhiều lần tấn công , bao vây căn cứ Lam Sơn . Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh ( Lang Chánh , Thanh Hóa ) , phải trải qua muồn vàng khó khăn gian khổ , thiếu lương thực trầm trọng , lại phải liên tiếp chống trả sự vây quét của quân địch , có lúc quân số chỉ còn hơn 100 người.

Bình luận (0)
Titania Angela
5 tháng 6 2019 lúc 22:00

1.Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá). Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.
Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.
Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) và đọc bài văn thề.
Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
2.Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá) và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc.
Trong gian khổ đã có rất nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai.
Giữa năm '1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
Cuối năm 1424, do bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phuong Nguyen dang
Xem chi tiết
Phuong Nguyen dang
Xem chi tiết
Thiện Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Nguyên không ngu:))
Xem chi tiết
Maria
Xem chi tiết
ỳ le
Xem chi tiết
Đào Nam
Xem chi tiết
Nguyễn thúy nhi
Xem chi tiết
Ridofu Sarah John
Xem chi tiết