Nguyễn Hoàng Nam

Hỗn hợp E gồm X là một axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh và Y là một ancol hai chức mạch hở ( trong đó số mol X nhỏ hơn số mol Y). Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp E thu được 5,5 gam CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, khi cho cùng một lượng E trên phản ứng với Na dư thì thu được 784ml khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất với:

A. 46,42% 

B. 42,46%

C. 42,26%

D. 44,62%

Ngô Quang Sinh
1 tháng 12 2019 lúc 1:57

Đáp án A

n CO2 = 0,125 mol   , n H2O = 0,13 mol  vì n H2O> n CO2  => ancol no

Gọi công thức của axit là : R-(COOH)x ( đặt số mol là a )

An col no 2 chức là : CnH2n(OH)2  ( đặt số mol là b )

n C = n CO2 = 0,125 mol  => m C = 1,5 g

n H = 2 n H2O = 0,26 mol  => m H = 0,26 g

m hh E = 3,36 = m C + m H + m O   => m O = 1,6 g

=> n O ( trong hỗn hợp ) = 0,1 mol

=> 2 a.x + 2b = 0,1  ( 1 )

n H2 = 0,035 mol

Bảo toàn nguyên tố  H linh động => 0,035 .2 =  a . x + 2 b  ( 2)

Giải (1,2 ) ta có b = 0,02      a.x = 0,03  ( vì a < b  => x > 1  )

Ta có n H2O - n CO2= n ancol  - n axit . ( số pi – 1 )

            => 0.005 = 0,02 – a . ( số liên kết pi -1  )

Với x = 2 thì a = 0,015 thỏa mãn axit no có 2 chức

Số C trung bình = 0,125 : ( 0,02 + 0,015 ) = 3,57

Vì là axit 2 chức và  ancol 2 chức nên số C trong axit hay ancol phải tối thiểu là 2

=> Axit hoặc ancol có 2 hoặc 3 cac bon trong công thức

=> Ta thay vào tìm số C của chất còn lại  ( số C phải là số nguyên )

Với số C của axit là 3 thì ta có  0,015 . 3  + 0.02 . Cancol = 0,125

=> Số C trong ancol = 4 thỏa mãn

=> Axit là  CH2(COOH)2 ( 0,15 mol )

=> Ancol là C4H8(OH)2 ( 0,02 mol )

=> % m axit = 0,015 . 104 : 3,36 . 100% = 46,42 %

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết