Nguyễn Hoàng Nam

Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp E gồm một anđehit và một hiđrocacbon (đều mạch hở, có số mol bằng nhau), thu được x mol CO2 và 0,18 mol H2O. Sục x mol CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thu được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây

Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 (đun nóng), thu được 10,08 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,26

B. 2,64

C. 3,15

D. 7,56

Ngô Quang Sinh
10 tháng 1 2018 lúc 1:57

Chọn A.

Nhận thấy tại 0,1 mol CO2 kết tủa đạt cực đại→ số mol CaCO3 cực đại : 0,1 mol

Tại 0,3 mol CO2  xảy ra hòa tan kết tủa (0,1 mol CaCO3)→ số mol OH-  là : 0,1.2 + 0,2 =0,4 mol

Tại x mol COthu được 0,04 mol CaCO3 → số mol HCO3- là : 0,4-0,04.2=0,32 mol

Bảo toàn nguyên tố C → x = 0,04 + 0,32 =0,36 mol

Đốt 0,18 mol hỗn hợp E ( gồm 0,09 mol andehit và 0,09 mol hidrocacbon) thu được 0,36 mol CO2 và 0,18 mol H2O

Số nguyên tử H trung bình là : 0,18.2: 0,18 = 2 → andehit HCHO : 0,09 mol hoặc HOC-CHO: 0,09 mol

TH1: HCHO: 0,09 → số nguyên tử C trong hidrocacbon là : (0,36 – 0,09) : 0,09=3 → không có hidrocacbon thỏa mãn CTPT là C3H2.

TH2: HOC-CHO: 0,09 mol → số nguyên tử C trong hidrocacbon là :  (0,36- 0,09.2) : 0,09 =2 → hidrocacbon là C2H2.

Khi cho  HOC-CHO: 0,09 mol  và CH≡CH: 0,09 mol tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa chứa Ag:0,09.4 = 0,36 mol và CAg≡CAg: 0,09 mol  → m kết tủa: 0,36.108 + 0,09.240 = 60,48 gam

→ Vậy cứ 7,56 gam E tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 60,48gam kết tủa

→ 1,26 gam E tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 10,08 gam kết tủa

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết