Nguyễn Hoàng Nam

Có 4 dd riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3,AgNO3. Nhúng vào mỗi dd một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Ngô Quang Sinh
7 tháng 11 2017 lúc 7:55

Đáp án D

Muốn có ăn mòn kim loai xảy ra trước hết phải xem có phản ứng của kim loại hay không.

3 điều kiện ăn mòn điện hóa:

1.Có ít nhất hai điện cực khác nhau bản chất

2. Các điện cực tiếp xúc với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn

3.Các điện cực tiếp xúc với dung dịch chất điện ly.

Áp dụng 3 điều kiện trên vào thì:

CuSO4+ Ni —› NiSO4 + Cu

Có hai điện cực là Ni và Cu, hai điện cực này tiếp xúc với nhau ( do Cu sinh ra bám vào Ni), dung dịch điện ly là CuSO4 và NiSO4 => Ăn mòn điện hóa

ZnCl2 không tác dụng với Ni nên không có ăn mòn kim loại

2FeCl3 + Ni —› NiCl2 + 2FeCl2

Chỉ có 1 điện cực là Ni => Ăn mòn hóa học

2AgNO3 + Ni —› Ni(NO3)2 + 2Ag

Có hai điện cực là Ni và Ag, hai điện cực này tiếp xúc với nhau ( do Ag sinh ra bám vào Ni), dung dịch điện ly là AgNO3 và Ni(NO3)2 => Ăn mòn điện hóa

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết