Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Lê Thị Vân Anh

Làm ơn soạn giúp mình bài Ôn tập truyện dân gian

MK CẦN GẤP LẮM !!!!

Nguyễn Hải Đăng
15 tháng 3 2017 lúc 20:32

Thuyền thuyết Cổ tích 1. Con Rồng cháu Tiên 2. Bánh chưng, bánh giầy. 3. Thánh Gióng 4. Sơn Tinh Thủy Tinh 5. Sự tích Hồ Gươm. 1. Sọ dừa 2. Thạch Sanh 3. Em bé thông minh 4. Cây bút thần 5. Ông lão đánh cá và con cá vàng. - Giống nhau: + Đều có những yếu tố kỳ ảo. + Nhiều chi tiết giống nhau như sự ra đời thần kỳ và tài năng phi thường của các nhân vật. Khác nhau: Truyền thuyết Cổ tích 1. Kể về các nhân vật, các sự kiện lịch sử trong quá khứ. 2. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. 3. Bên cạnh tính chất tưởng tượng kì ảo còn có cái lõi của sự thật lịch sử. 1. Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật trong đời thường. 2. Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân: thiện thắng ác. 3. Giàu yếu tố hoang đường, mang tính tưởng tượng bay bổng. Truyện ngụ ngôn Truyện cười 1. Ếch ngồi đáy giếng 2. Thầy bói xem voi 3. Đeo nhạc cho mèo 4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 1. Treo biển 2. Lợn cưới, áo mới - Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười. - Khác nhau: Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính chon người để nói bóng gió chuyện con người. - Nêu ra bài học nhằm khuyên nhủ, răn dạy. - Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. - Mua vui, phê phán, châm biếm.

hơi khó hiểu leuleu

Bình luận (0)
Phùng Khắc Hưng
1 tháng 11 2017 lúc 20:05

I.Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích 1.Thế nào là truyện truyền thuyết,truyện cổ tích (xem SGK) 2.So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 loại truyện Điểm giống +Đều là truyện kể dân gian +Cả 2 loại truyện đều có chi tiết tưởng tượng kì ảo +Nhân vật ra đời thường kì lạ có tài năng thần kì +Đề cao nguồn gốc con người,thể hiện ước mơ,khát vọng của nhân dân Điểm khác truyện truyền thuyết:có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,người kể thường tin là có thật,thể hiện thái độ,đánh giá của nhân dân đối với sự kiện đó còn truyện cổ tích ko liên quan đến sự kiện lịch sử,người kể ko tin là có thật,thể hiện ước mơ,niềm tin về chính nghĩa của nhân dân ta II.Những truyền thuyết,cổ tích đã học (tự tìm nhé) III.Luyện tập 1.kể tóm tắt các câu truyện theo sự việc chính 2.ý nghĩa hình tượng nhân vật 3.Ý nghĩa chi tiết thần kỳ 4.ý nghĩa của truyện 5.Cảm nhận về nhân vật em thích,cảm nhận các chi tiết thần kỳ mà em thích (còn bạn muốn làm sao làm nhé)

Bình luận (2)
Chillwithme
30 tháng 11 2017 lúc 21:21

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN

A. MỤC TIÊU:

– Củng cố kiến thức ôn tập truyện dân gian, kiến thức về thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.

B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:

I – NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Định nghĩa các thể loại. Kể tên các văn bản.

2. Đặc điểm các thể loại

Truyền thuyết

Cổ tích

Ngụ ngôn

Truyện cười

ND

Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ

Kể về cuộc đời số phận một số nhân vật quen thuộc

Kể chuyện loài vật, đồ vật, hoặc chính con người.

Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống

NT

Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nhưng có cốt lõi là sự thật lịch sử.

Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo

Có ý nghĩa ẩn dụ ngụ ý

Có yếu tố gây cười

Mục đích

Thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân

Thể hiện ước mơ, niềm tin

Nêu bài học khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.

Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán, châm biến những thói hư tật xấu.

3. So sánh truyền thuyết và cổ tích

Loading...

* Giống:

– Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.

– Đều có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường.

* Khác nhau:

Truyền thuyết

Cổ tích

– Kể về các nhân vật sự kiện lịch sử

– Thể hiện cách đánh giá.

– Người kể, người nghe tin.

– Kể về các nhân vật nhất định.

– Thể hiện quan niệm ước mơ.

– Người kể người nghe không tin.

4. So sánh ngụ ngôn và truyện cười

* Giống

– Thường gây cười

* Khác:

– Truyện cười: để mua vui, phê phán châm biếm.

– Ngụ ngôn: để khuyên nhủ, răn dạy một bài học.

III – LUYỆN TẬP

Bài 1: Chứng minh đặc điểm thể loại văn học dân gian

* Truyền thuyết "Sơn Tinh – Thuỷ Tinh"

– Nhân vật: Vua Hùng

– Sự kiện: lũ lụt và chống lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ.

– Thái độ: Ca ngợi công lao trị thuỷ của các vua Hùng.

Bình luận (0)
Hoa Hồng
1 tháng 12 2016 lúc 18:50

bạn học trương trình thường hay vinen

Bình luận (2)
Chillwithme
30 tháng 11 2017 lúc 21:21
Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian

Câu 1 + 4 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Xem lại định nghĩa thể loại truyền thuyết ở bài "Con Rồng, cháu Tiên"

Xem lại định nghĩa thể loại truyện cổ tích ở bài "Sọ Dừa"

Xem lại định nghĩa thể loại truyện ngụ ngôn ở bài "Ếch ngồi đáy giếng"

Xem lại định nghĩa thể loại truyện cười ở bài "Treo biển"

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyền thuyếtTruyện cổ tíchTruyện ngụ ngônTruyện cười

Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Treo biển; Lợn cưới, áo mới

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

STTTruyền thuyếtCổ tíchTruyện ngụ ngônTruyện cười

1 Con Rồng cháu Tiên Sọ dừa Ếch ngồi đáy giếng Treo biển
2 Bánh chưng, bánh giầy Thạch Sanh Thầy bói xem voi Lợn cưới, áo mới
3 Thánh Gióng Em bé thông minh Đeo nhạc cho mèo
4 Sơn Tinh Thủy Tinh Cây bút thần Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
5 Sự tích Hồ Gươm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 5 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. So sánh truyền thuyết và cổ tích:

Truyền thuyếtTruyện cổ tích

Giống Có yếu tố kỳ ảo, giống nhau về sự ra đời thần kì và tài năng nhân vật.
Khác Kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử. Kể về cuộc đời, số phận một số kiểu nhân vật
Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với lịch sử thể hiện ước mơ và niềm tin nhân dân về thiện, ác
Là vỏ bọc lịch sử tuy có yếu tố kì ảo Giàu yếu tố hoang đường, mang tính tưởng tượng bay bổng

b. So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười:

Truyện ngụ ngônTruyện cười

Giống Đều có yếu tố gây cười
Khác Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính con người để nói bóng gió chuyện con người Phê phán những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
Nêu lên bài học nhằm khuyên nhủ, răn dạy Tạo tiếng cười, phê phán, châm biếm
Bình luận (0)
Vu Thanhh Dat
21 tháng 11 2018 lúc 18:43
Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian

1. Các định nghĩa:

Câu 1 (trang 135 Ngữ Văn 6 Tập 1):

*Truyền thuyết:

- Là loại truyện dân gian kể về các sự vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thường có yêu tố kỳ ảo.Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật.

- Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Đặc biệt là các truyền thuyết về thời Vua Hùng là các truyền thuyết đã được thần thoại hóa.

* Truyện cổ tích

- Là một loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường

- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cái ác.

- Nhân vật truyện cổ tích thường là nhân vật có cuộc đời bất hạnh (Mồ côi, đi ở, hình dạng xấu xí....) ; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ.

* Truyện ngụ ngôn.

- Là loại chuyện kể về văn xuôi hoặc văn vần.

- Mượn chuyện loài vật, đồ vật để bóng gió nói kin đáo về chuyện con người.

* Truyện cười

- Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm mua vui hoặc phê phán.

Câu 3-4 (trang 135 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Thể loại Đặc điểm Truyện
Truyền thuyết

Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo

- Thể hiện cái nhìn của nhân dân đối với sự kiện, nhân vật lịch sử

- Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.

Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.

Truyện cổ tích

- Có yếu tố hoang đường

- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cái ác

- Kể về cuộc đời của các nhân vật

Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, ông lão đánh cá và con cá vàng.

Truyện ngụ ngôn - Mượn chuyện đồ vật hoặc con vật để nói về chuyện con người Ếch ngồi đáy giếng,thầy bói xem voi, Chân, Tay,Tai, Mắt, Miệng, đeo nhạc cho mèo.
Truyện cười - Kể về hiện tượng đáng cười nhằm mua vui hoặc phê phán Treo biển, Lợn cưới áo mới.

Câu 5 (trang 135 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích

Truyền thuyết Cổ tích
Giống nhau - Đều là truyện dân gian

- Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo

- Kể về cuộc đời và sự tài năng của các nhân vật

Khác nhau

- Kể về sự kiên và nhân vật có liên quan đến lịch sử

- Thể hiện thái độ và đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử

- Kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật

- Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về sự công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác.

- Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười.

Ngụ ngôn Truyện cười
Sự giống nhau

- Đều là truyện dân gian

- Có yếu tố gây cười

Sự khác nhau

- Mượn truyện đồ vật, con vật để nói chuyện con người

- Bài học răn dạy, khuyên nhủ mọi người.

- Nhằm mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu của con người.

- Tạo tiếng cười phê phán châm biếm

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Dinh Gia Thien
Xem chi tiết
đỗ thị thu giang
Xem chi tiết
Trần Mai Thanh Ngọc
Xem chi tiết
Khởi My
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Tài
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Công Chúa Bloom
Xem chi tiết
Xem chi tiết