Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

Nguyễn Hải Băng

1. Nêu nhận xét về kinh tế thời Trần

2. Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Hoàng Sơn Tùng
28 tháng 11 2016 lúc 20:21

Câu 2 :

Vì quân dân đồng tâm hợp sức, ta có các tướng tài giỏi, các tướng này cực kì yêu nước, có một ông vua anh minh, hết lòng vì dân, nên nước thắng giặc là chuyện bình thường.

Câu 1 :

-Nông nghiệp : Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc... và thực hiện các biện pháp khuyến nông : đắp đê, khai hoang, lập làng, bảo vệ trâu bò... có tác dụng tích cực làm cho kinh tế nông nghiệp thời Trần phát triển.

- Thủ công nghiệp
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng... Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâu (H.35) và gạch đất nung chạm khắc nổi (H.36, SGK) là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.

- Thương nghiệp : Nhiều địa phương có chợ, buôn bán tấp nập, làm xuất hiện một số thương nhân thường tập trung ở các đô thị, thương cảng. Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, chợ lớn. Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Võ Huỳnh Mai
Xem chi tiết
PFTV
Xem chi tiết
Trần Kiến Văn
Xem chi tiết
Đặng Trần Gia Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Quế Anh
Xem chi tiết
Ngô Thành Đạt
Xem chi tiết
Tran Ngan
Xem chi tiết
Phương Vy
Xem chi tiết