Bài 4: Đường trung bình của tam giác, hình thang

Vinh Thuy Duong

Bài 4:Cho hình thang ABCD có góc A= góc D= 90 độ,              AB= AD= 2cm; DC= 4cm và BH vuông góc CD tại H

a)Chứng minh rằng: tam giác ABD= tam giác HDB

b)Chứng minh rằng: tam giác BHC vuông cân tại H 

Nguyễn Lê Phước Thịnh
4 tháng 7 2021 lúc 11:10

a) Xét ΔABD vuông tại A và ΔHDB vuông tại H có 

BD chung

\(\widehat{ABD}=\widehat{HDB}\)(hai góc so le trong, AB//DH)

Do đó: ΔABD=ΔHDB(Cạnh huyền-góc nhọn)

b) Xét tứ giác ABHD có

\(\widehat{BAD}=90^0\)(gt)

\(\widehat{ADH}=90^0\)(gt)

\(\widehat{BHD}=90^0\)(gt)

Do đó: ABHD là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

Hình chữ nhật ABHD có AB=AD(gt)

nên ABHD là hình vuông(Dấu hiệu nhận biết hình vuông)

Suy ra: AB=DH=AD=BH=2(cm)

Ta có: DH+HC=DC(H nằm giữa D và C)

nên HC=DC-DH=4-2=2(cm)

Xét ΔBHC vuông tại H có BH=HC(=2cm)

nên ΔBHC vuông cân tại H(Định nghĩa tam giác vuông cân)

Bình luận (0)
❤️ Jackson Paker ❤️
4 tháng 7 2021 lúc 11:14

A B D H C 2 2 2 2 2

a)ta có \(AD\perp DC,BH\perp DC\)

\(\Rightarrow AD\)//BH

mà AB//DH

=> AB=BH=HD=DA=2 cm

Xét △ABD và △HDB có

AB=HD(chứng minh trên)

BD;chung

AD=BH(chứng minh trên)

=>△ABD = △HDB(c-c-c)

vậy △ABD = △HDB

ta có DH=2 cm

mà DC=4cm

=>HC=2 cm

ta có HC=BH(=2cm)

mà BH⊥HC

=>△BHC vuông cân tại H

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyen Thuy Linh
Xem chi tiết
Vinh Thuy Duong
Xem chi tiết
Ngoc Pham
Xem chi tiết
Dorah Kim
Xem chi tiết
Yến Hoàng
Xem chi tiết
Đinh Thị Minh Ánh
Xem chi tiết
Dương Lê Võ Đăng
Xem chi tiết
an hoàng
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết