Chương I. Khái quát về cơ thể người

Trần Hồng Ngan

câu 1 : hãy nêu các thành phần hóa học của xương ? Và vai trò của mỗi thành phần đó

câu 2 :phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân

câu 3 : để cơ xương phát triểu cân đối và khỏe mạnh ta cần làm gì ?

câu 4 :vẽ sơ đồ quan hệ cho và nhận dữa các nhóm máu ở người . Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào .

câu 5 : máu vận chuyển qua hệ mạch là do đâu. Hãy nêu 1 và biện pháp để rèn luyện hệ mạch

câu 6 : nêu cấu tạo và chức năng của tim ,làm thế nào để có 1 hệ tim mạch khỏe mạnh

câu 7 : tại soa tim làm việc suốt ngày mà không mệt mỏi

Mai Hiền
16 tháng 11 2020 lúc 10:35

Câu 2:

Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân:

- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên: khi đứng thẳng hai tay được thả lỏng.

- Xương sống người có hình chữ S lực dồn về hai chân.

- Xương đùi của người khoẻ hơn xương tay, để nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể.

- Xương bàn chân có hình vòm để giữ thăng bằng cho cơ thể ở trạng thái đứng thắng.

- Xương gót phát triển: Xương gót chân phát triển và lớn cũng góp phần nâng đỡ cơ thể và giữ thăng bằng.

- Xương chậu nở rộng, góp phần nâng đỡ cơ thể.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khang Diệp Lục
15 tháng 11 2020 lúc 22:06

câu 7 : tại sao tim làm việc suốt ngày mà không mệt mỏi

-Vì xen lẫn giời gian hoạt động là thời gian nghỉ của tim, nên tim hoạt động cả đời mà không bị mệt. (Xem chi tiết thời gian nghỉ của tim ở SGK)

câu 1 : hãy nêu các thành phần hóa học của xương ? Và vai trò của mỗi thành phần đó?

-Thành phần hóa học của xương:

+Chất cốt giao: giúp xương có độ mềm dẻo, tránh gãy

+Chất khoáng: giúp xương chắc khỏe, cứng cáp để nâng đỡ cơ thể.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khang Diệp Lục
15 tháng 11 2020 lúc 22:11

o A B AB O A AB B

-Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến và tránh nhận máu có tác nhân gây bệnh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Lộc
15 tháng 11 2020 lúc 22:18

câu 7 : tại sao tim làm việc suốt ngày mà không mệt mỏi

-Vì xen lẫn giời gian hoạt động là thời gian nghỉ của tim, nên tim hoạt động cả đời mà không bị mệt. (Xem chi tiết thời gian nghỉ của tim ở SGK)

câu 1 : hãy nêu các thành phần hóa học của xương ? Và vai trò của mỗi thành phần đó?

-Thành phần hóa học của xương:

+Chất cốt giao: giúp xương có độ mềm dẻo, tránh gãy

+Chất khoáng: giúp xương chắc khỏe, cứng cáp để nâng đỡ cơ thể.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
16 tháng 11 2020 lúc 10:34

Câu 1:

Thành phần hóa học và chức năng của xương

Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ (cốt giao): làm cho xương có tính mềm dẻo

Các chất vô cơ (chất khoáng chủ yếu là canxi): Làm cho xương bền chắc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
16 tháng 11 2020 lúc 10:36

Câu 3:

Để cơ, xương phát triển cân đối và khỏe mạnh chúng ta cần:

+ Tập thể dục đều đặn mỗi buổi sáng

+ Chơi những môn thể thao để phát triển xương như: bóng rổ, bóng đá...

+ Ăn những món ăn có nhiều vitamin và canxi

+ Ngủ sớm, không thức khuya

+ Ngồi đúng tư thế

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
16 tháng 11 2020 lúc 10:38

Câu 4:

Sơ đồ truyền máu

Hỏi đáp Sinh học

Nguyên tắc truyền máu

Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu; Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết; Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp; Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “ hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm;
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
16 tháng 11 2020 lúc 10:44

Câu 6:

Cấu tạo của tim:

- Vị trí: Tìm nằm giữa 2 lá phổi, hơi lệch sang bên trái

- Hình dạng: tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, đáy hướng lên trên

- Cấu tạo ngoài:

+ Màng tim: bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết

+ Động mạch vành: làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim

- Cấu tạo trong

+ Tim có 4 ngăn

+ Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ mỏng nhất

+ Giữa các ngăn tim và giữa tim với cách mạch máu đều có van đển đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định

Chức năng của tim:

- Bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Tim hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2

Để có hệ tim mạch khỏe mạnh chúng ta cần:

+ Không sử dụng các chất thích

+ Băng bó kịp thời các vết thương, không để cơ thể mất nhiều máu

+ Khám chữa bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch

+ Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh xa các cảm xúc âm tính

+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn..

+ Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch

+ Rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng việc luyện tập thể thục thể thao hằng ngày, lao động vừa sức và xoa bóp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
16 tháng 11 2020 lúc 10:46

Câu 7:

Tim làm việc suốt đời không mệt mỏi vì:

- Trong một chu kì của tim bao gồm 3 pha: Pha co tâm nhĩ (0,1s), pha co tâm thất (0,3s) và pha giãn chung 0,4s.

- Như vậy, trong mỗi chu kì hoạt động của tim, thời gian tim nghỉ nhiều hơn thời gian tim hoạt đông.

- Do vậy, tim có thể được nghỉ ngơi hồi phục lại trước khi bắt đầu 1 chu kì mới, do đó tim có thể hoạt động suốt đời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Võ Thu Uyên
Xem chi tiết
pc hue
Xem chi tiết
Võ Thu Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ap
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Đỗ Thị Mai Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Kim
Xem chi tiết
verolika
Xem chi tiết
Phan Thi Quynh Anh
Xem chi tiết
Thảo Hiền
Xem chi tiết