Di truyền và Biến dị - Chương I. Các thí nghiệm của Menđen

Diện Ngọc
Câu 1 (nhớ). Để nghiên cứu về hiện tượng di truyền các tính trạng trên cơ thể sinh vật, MenĐen đã sử dụng phương pháp A. phân tích các thế hệ lai. B. tạp giao. C. lai khác dòng. D. tự thụ phấn. Câu 2 (hiểu). Ý nghĩa cơ bản nhất của quy luật phân li là A. xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. B. xác định độ thuần chủng của giống trước khi đưa vào sản xuất. C. xác định tính tương quan trội - lặn của các tính trạng D. giải thích nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp. Câu 3(nhớ). Kiểu gen là tập hợp toàn bộ A. các gen mà con cái nhận được từ bố mẹ. B. các gen trong tế bào của cơ thể. C. gen trội của cơ thể sinh vật. D. gen lặn của cơ thể sinh vật Câu 4 (hiểu). Trong các phép lai sau, phép lai phân tích là A. AA x aa và AABb x aabb. B. Aa x AA và AaBb x AABB. C. AA x AA và AABB x AABB. D. Aa x Aa và AaBb x AaBb. Câu 5(nhớ). Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể được gọi là A. thể đồng hợp. B. thể dị hợp. C. nhân tố di truyền. D. kiểu gen. Câu 6 (vận dụng). Ở đậu Hà lan, tính trạng chiều cao cây và tính trạng màu sắc hoa di truyền độc lập với nhau. Khi lai giữa hai cây đậu Hà Lan, người ta thu được thế hệ F1 có tỉ lệ từng cặp tính trạng như sau: (thân cao: thân thấp) (3 : 1), (hoa đỏ : hoa trắng) (1: 1). Tính theo lí thuyết, F1 có tỉ lệ kiểu hình là A. 3 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. B. 3 thấp, đỏ : 3 thấp, trắng : 1 cao, đỏ : 1 cao, trắng. C. 9 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. D. 1 cao, đỏ : 1 cao, trắng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. Câu 7(hiểu). Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn. (2). Mục đích của lai phân tích để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. (3). Nếu đời con của phép lai phân tích có sự phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. (4). Phép lai P: AaBb x aabb không phải phép lai phân tích. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 8 (vận dụng). Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng thân thấp, gen B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng quả vàng; các gen quy định các tính trạng này phân li độc lập với nhau. Tính theo lí thuyết, trong số các phép lai dưới đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con xuất hiện biến dị tổ hợp? (1) AABB x AaBb (2) AaBb x AaBb (3) AaBb x aabb (4) Aabb x AaBb A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9 (vận dụng). Ở người gen A quy định tóc xoăn trội hoàn toàn so với gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố tóc xoăn, mắt đen có kiểu gen AABB; mẹ tóc thẳng, mắt xanh. Tính theo lý thuyết, con sinh ra có tóc xoăn, mắt đen chiếm tỉ lệ A. 0%. B. 25%. C. 75%. D. 100%. Câu 10 (nhớ). Nội dung cuả quy luật phân li độc lập được phát biểu như sau: A. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. B. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 9:3:3:1. C. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, F1đồng tính F2 phân li kiểu hình (3:1) (3:1). D. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 12 (nhớ). Thể dị hợp là cơ thể có A. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2gen tương ứng giống nhau. B. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. C. kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen lặn. D. kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen trội. Câu 13 (hiểu). Những phép lai nào dưới đây được gọi là phép lai phân tích? A. AA x aa và Aa x aa B. Aa x aa và AA x Aa C. Aa x Aa và Aa x AA D. aa x aa và aa x Aa Câu 14 (vận dụng). Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định qủa vàng, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen gen b quy định quả bầu dục, các gen quy định các tính trạng này phân li độc lập với nhau. Khi lai giống cà chua quả màu đỏ, bầu dục với giống cà chua quả màu vàng, tròn thì thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 quả đỏ, tròn : 1 quả vàng, tròn. Kiểu gen của P là A. P: AABB x aabb. B. P: Aabb x aaBB. C. P: AaBB x AABb. D. P: Aabb x aaBb. Câu 15 (nhớ). Grego Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền. Phương pháp độc đáo của ông gọi là A. phương pháp thống kê. B. phương pháp làm thí nghiệm. C. phương pháp phân tích các thế hệ lai. D. phương pháp theo dõi các tính trạng. Câu 16 (nhớ). Men đen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luật phân li độc lập. Nội dung của quy luật là A. Các tính trạng đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. C. Các cặp nhân tố di truyền đã di truyền liên kết trong quá trình phát sinh giao tử. D. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 17 (nhớ). Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là A. nhân tố di truyền. B. cặp tính trạng tương phản. C. tính trạng. D. dòng thuần chủng. Câu 18 (hiểu). Cho các phép lai : (1) P : AA x aa (2) P : AA x Aa (3) P : Aa x Aa (4) P : Aa x aa (5) P : Aabb x aaBb (6) P : AaBb x aabb Số phép lai phân tích là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19 (vận dụng). Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả lục trội hoàn toàn so với quả vàng. Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng này phân li độc lập với nhau. Cho lai giữa hai giống thuần chủng thân cao, quả lục với cây thân thấp, quả vàng thu được F1¬ , cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Tính theo lý thuyết, các biến dị tổ hợp xuất hiện ở F2 là A. thân cao, quả lục ; thân thấp, quả vàng. B. thân cao, quả vàng ; thân thấp, quả vàng. C. thân cao, quả lục ; thân cao, quả vàng. D. thân cao, quả vàng ; thân thấp, quả lục. Câu 20 (vận dụng). Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh. Nếu cho cây hạt vàng dị hợp tử (Aa) lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 như thế nào? A. 100% hạt vàng B. 100% hạt xanh C. 50% hạt vàng : 50% hạt xanh D. 75% hạt vàng : 25% hạt xanh Câu 21 (nhớ). Một đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền của MenĐen là A. sinh sản và phát triển mạnh. B. tốc độ sinh trưởng nhanh. C. có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt. D. có hoa đơn tính, giao phấn tự do. Câu 22 (nhớ). Ý nghĩa sinh học của quy luật phân li độc lập là A. giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới. B. nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai giống. C. cơ sở của quá trình tiến hóa và chọn lọc. D. tập hợp các gen tốt vào cùng 1 kiểu gen. Câu 23 (nhớ). Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của 1 cơ thể gọi là A. tính trạng. B. kiểu hình. C. kiểu gen. D. nhân tố di truyền. Câu 24 (hiểu). Trong các phép lai sau, phép lai nào là phép lai phân tích? A. AA x AA. B. Aa x Aa. C. AA x aa. D. aa x aa. Câu 25 (hiểu). Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng tương phản tạo ra biến dị tổ hợp A. chỉ xuất hiện ở F1. B. chỉ xuất hiện ở F2. C. xuất hiện ở cả F1 lẫn F2. D. không bao giờ xuất hiện ở F1. Câu 26 (vận dụng). Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Trong số các cặp bố mẹ dưới đây, có bao nhiêu trường hợp có khả năng sinh ra con có người mắt đen, có người mắt xanh? 1. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa) 2. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa) 3. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt xanh (aa) 4. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (AA) A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 27 (vận dụng). Ở đậu Hà lan, tính trạng chiều cao cây và tính trạng màu sắc hoa di truyền độc lập với nhau. Khi lai giữa hai cây đậu Hà Lan, người ta thu được thế hệ F1 có tỉ lệ từng cặp tính trạng như sau: (thân cao: thân thấp) (3 : 1), (hoa đỏ : hoa trắng) (3: 1). Tính theo lí thuyết, F1 có tỉ lệ kiểu hình là A. 3 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. B. 3 thấp, đỏ : 3 thấp, trắng : 1 cao, đỏ : 1 cao, trắng. C. 9 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. D. 1 cao, đỏ : 1 cao, trắng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. Câu 28 (vận dụng). Ở đậu Hà lan, tính trạng chiều cao cây và tính trạng màu sắc hoa di truyền độc lập với nhau. Khi lai giữa hai cây đậu Hà Lan, người ta thu được thế hệ F1 có tỉ lệ từng cặp tính trạng như sau: (thân cao: thân thấp) (1 : 1), (hoa đỏ : hoa trắng) (1: 1). Tính theo lí thuyết, F1 có tỉ lệ kiểu hình là A. 3 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. B. 3 thấp, đỏ : 3 thấp, trắng : 1 cao, đỏ : 1 cao, trắng. C. 9 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. D. 1 cao, đỏ : 1 cao, trắng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. Câu 29 (hiểu). Khi lai phân tích cây hoa đỏ F1 trong thí nghiệm của Menđen thu được đời con A. toàn hoa đỏ. B. toàn hoa trắng. C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Câu 30 (nhớ). Menđen đã tiến hành phép lai phân tích bằng cách A. cho các cá thể đồng hợp lai với cá thể mang kiểu hình lặn. B. cho hai cá thể thuần chủng tương phản lai với nhau. C. cho cơ thể mang kiểu hình trội lai với cơ thể có kiểu hình lặn. D. cho hai cơ thể có kiểu hình trội lai với nhau. Câu 31 (hiểu). Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn , gen b quả bầu dục. Tính theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây sẽ cho tỉ lệ biến dị tổ hợp nhiều nhất? A. P: aaBB x AAbb. B. P: Aabb x aaBb. C. P: AaBb x AaBb. D. P: aabb x aaBb. Câu 32 (vận dụng). Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục. Tính theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây sẽ cho đời con có kiểu gen và kiểu hình ít nhất? A. P: AABB x aabb. B. P: Aabb x aaBB. C. P: AaBB x AABb. D. P: Aabb x aaBb. Câu 33(nhớ). Thể đồng hợp là A. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. B. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. C. kiểu hình chứa cặp tính trạng gồm 2 tính trạng tương ứng giống nhau. D. kiểu hình chứa cặp tính trạng gồm 2 tính trạng tương ứng khác nhau. Câu 34 (hiểu). Theo quy luật phân li độc lập, MenĐen cho rằng, yếu tố đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử là A. các cặp tính trạng B. mỗi tính trạng. C. các cặp nhân tố di truyền. D. mỗi nhân tố di truyền. Câu 35 (hiểu) . Phép lai phân tích là nhóm phép lai A. P: Aa × aa; P: AaBb × AaBb. B. P: AA × Aa; P: AaBb × Aabb. C. P: Aa × Aa; P: Aabb × aabb. D. P: Aa × aa; P: AaBb × aabb. Câu 36 (hiểu). Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn với hạt xanh, vỏ nhăn được F1 toàn hạt vàng, vỏ trơn. Cho F1 tự tụ phấn thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Loại kiểu hình thuộc biến dị tổ hợp là A. hạt vàng, vỏ nhăn & hạt xanh, vỏ trơn. B. hạt vàng, vỏ trơn & hạt xanh, vỏ nhăn. C. hạt vàng, vỏ trơn & hạt xanh, vỏ trơn. D. hạt xanh, vỏ trơn & hạt xanh, vỏ nhăn. Câu 37 (vận dụng). Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định thân đen, các gen nằm trên NST thường. Ruồi bố và ruồi mẹ đều mang kiểu gen dị hợp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi thân xám mang kiểu gen đồng hợp ở F1 là A. 75%. B. 50%. C. 25%. D. 12,5%. Câu 38 (nhớ). Phương pháp cơ bản được MenĐen sử dụng trong nghiên cứu di truyền là A. làm các thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan. B. phương pháp phân tích thế hệ lai. C. dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. D. theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. Câu 39 (nhớ). Quy luật phân li độc lập của MenĐen có ý nghĩa sinh học là A. giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới. B. nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai. C. cơ sở của quá trình tiến hóa. D. tập hợp các gen tốt vào cùng một kiểu gen. Câu 40 (nhớ). Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là : A. cặp gen tương phản . B. cặp gen thuần chủng. C. cặp tính trạng thuần chủng. D. cặp tính trạng tương phản. Câu 41 (hiểu). Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là A. cặp tính trạng đem lai phải tương phản. B. theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai. C. theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai. D. dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm. Câu 42 (nhớ). Từ thí nghiệm nào sau đây, Men đen rút ra quy luật phân li? A. Lai cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng . B. Lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng . C. Lai cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuaàn chuûng tương phản. D. Lai cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản. Câu 43 (nhớ). Trong thí nghiệm lai hai giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng của Menden, nguyên nhân xuất hiện 16 hợp tử ở F2 là do sự kết hợp của A. giao tử đực và cái của F1 trong quá trình thụ tinh. B. các cặp gen trong cơ thể F1 qua thụ tinh. C. các tính trạng qua quá trình thụ tinh. D. 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái của F1 trong thụ tinh. Câu 44 (vận dụng). Cho biết tính trạng thân cao (B) là trội so với tính trạng thân thấp (b). Lai cây thân cao thuần chủng với cây thân thấp thu được F1. Lai phân tích F1 thì tỉ lệ kiểu gen tạo ra ở con lai là: A. 1BB: 2Bb: 1bb. B. 1BB: 1bb. C. 1Bb: 1bb. D. 100% Bb. Câu 45 (nhớ). Men đen rút ra quy luật phân li từ thí nghiệm nào sau đây? A. Lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng. B. Lai cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng. C. Lai cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. D. Lai cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản. Câu 46 (nhớ). Theo Men đen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 gọi là gì? A. Tính trạng tương phản. B. Tính trạng trung gian. C. Tính trạng trội. D. Tính trạng lặn Câu 47(nhớ). Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ A. các gen trội được biểu hiện ra kiểu hình. B. các gen có trong cơ thể sinh vật. C. các gen trong tế bào cơ thể. D. các kiểu gen trong tế bào cơ thể. Câu 48 (hiểu). Thực hiện phép lai P: AaBb x AaBB, các kiểu gen thuần chủng xuất hiện ở con lai F1 là A. AABB, AAbb. B. AABB, aaBB. C. aabb, aaBB. D. AAbb, aabb Câu 49 (vận dụng). Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh, tính trạng hạt trơn trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn, các gen quy định các tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Khi phân tích thế hệ con (F1) của một phép lai (P), người ta thu được tỉ lệ của từng cặp tính trạng là : 3 hạt vàng : 1 hạt xanh và 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn. Kiểu hình hạt vàng, vỏ nhăn ở đời con F1 chiếm tỉ lệ là A. 9/16. B. 3/8. C. 3/16. D. 1/16. Câu 50 (vận dụng). Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBB khi giảm phân bình thường cho giao tử aB chiếm tỉ lệ: A. 100%. B. 50%. C. 25%. D. 75%. II. CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ Câu 1 (nhớ). Nhiễm sắc thể là cấu trúc có ở A. bên ngoài tế bào. B. trong các bào quan. C. trong nhân tế bào. D. trên màng tế bào. Câu 2(nhớ). Trong quá trình phân chia tế bào, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở A. kì trung gian. B. kì giữa. C. kì đầu. D. kì sau. Câu 3 (nhớ). Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng ở những loài lưỡng bội (2n) là: A. tồn tại thành từng chiếc khác nhau. B. tồn tại từng cặp tương đồng. C. luôn ở trạng thái co ngắn lại. D. luôn ở trạng thái duỗi ra. Câu 4 (nhớ). Cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng gồm A. hai NST giống nhau về hình thái và kích thước. B. hai crômatit dính với nhau ở tâm động. C. hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ. D. hai crômatit khác nhau về nguồn gốc. Câu 5 (nhớ). Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở những loài sinh vật lưỡng bội (2n)? A. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước. B. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về nguồn gốc. C. tồn tại thành từng chiếc giống nhau về hình thái, kích thước. D. tồn tại thành từng chiếc khác nhau về hình thái, kích thước. Câu 6 (nhớ). Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về nhiễm sắc thể kép? A. gồm hai nhiễm sắc thể đơn giống nhau. B. gồm hai nhiễm sắc thể đơn khác nhau. C. gồm hai crômatit dính với nhau ở tâm động. D. gồm hai crômatit dính nhau ở cánh của nhiễm sắc thể. Câu 7 (nhớ). Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể gồm A. prôtêin loại hêmôglobin và phân tử ADN. B. prôtêin loại histôn và phân tử ADN. C. nhiều loại prôtêin và phân tử ADN. D. 1 phân tử prôtêin và nhiều phân tử ADN. Câu 8 (nhớ). Bộ phận nào sau đây của nhiễm sắc thể là vị trí quan trọng mà sợi tơ của thoi phân bào sẽ bám vào và kéo NST về các cực trong quá trình phân bào? A. Tâm động. B. Crômatit. C. Hai cánh. D. Eo cấp 2. Câu 9 (nhớ). Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về A. số lượng và chức năng. B. số lượng và hình dạng. C. thành phần hóa học. D. mức độ đóng xoắn và duỗi xoắn. Câu 10 (hiểu). Cho biết số lượng 2n của một số loài động vật có vú: lợn 38, mèo 38, chuột nhà 40, người 46, tinh tinh 48, cừu 54, bò 60, lừa 62, ngựa 64, chó 78. Nhận xét nào dưới đây là không đúng? A. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng và ổn định. B. Số lượng NST thường là số chẳn. C. Các loài gần nhau thường có số lượng NST xấp xỉ. D. Số lượng NST là dấu hiệu tiến hoá. Câu 11 (hiểu). Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội (2n) là 1 trong số những dấu hiệu phản ánh A. mức độ tiến hóa của loài. B. tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài. C. số lượng gen của mỗi loài. D. mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Câu 12(nhớ). Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng được gọi là A. bộ NST lưỡng bội (2n). B. bộ NST đơn bội (n). C. bộ NST tam bội (3n). D. bộ NST tứ bội (4n). Câu 13 (nhớ). Bộ NST chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp NST tương đồng được gọi là A. bộ NST lưỡng bội (2n). B. bộ NST đơn bội (n). C. bộ NST tam bội (3n). D. bộ NST tứ bội (4n). Câu 14 (hiểu). Một khả năng của nhiễm sắc thể đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là A. duỗi xoắn. B. tự nhân đôi. C. trao đổi chất. D. đóng xoắn. Câu 15 (hiểu). Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây? A. Phân li nhiễm sắc thể. B. Nhân đôi nhiễm sắc thể. C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể. D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể. Câu 16 (hiểu). Cơ chế nào sau đây giúp bộ nhiễm sắc thể trong tế bào con tạo ra từ nguyên phân giống với bộ nhiễm sắc thể ở tế bào mẹ? A. Nhân đôi và tái tổ hợp nhiễm sắc thể. B. Phân li và tái tổ hợp nhiễm sắc thể. C. Nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể. D. Tái tổ hợp nhiễm sắc thể. Câu 17 (hiểu). Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể có vai trò A. tạo thuận lợi cho các NST tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân. B. tạo thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào. C. tạo thuận lợi cho các NST giữ vững được cấu trúc trong quá trình phân bào. D. tạo thuận lợi cho các NST không bị đột biến trong quá trình phân bào. Câu 18 (hiểu). Cơ chế tạo thành nhiễm sắc thể đơn từ nhiễm sắc thể kép là A. tự nhân đôi. B. phân li. C. trao đổi chéo. D. tái tổ hợp. Câu 20 (hiểu). Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường của tế bào 2n là: A. Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con. B. Sự tăng sinh khối tế bào xôma giúp cơ thể lớn lên. C. Sự nhân đôi đồng loạt của các bào quan. D. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. Câu 21 (nhớ). Nguyên phân không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dục chín. B. tế bào mầm. C. Hợp tử. D. Tế bào sinh dưỡng. Câu 22 (hiểu). Nguyên phân là hình thức phân bào A. có sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể có cùng nguồn gốc. B. có sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng. C. tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. D. tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ. Câu 23 (hiểu). Nguyên nhân làm cho số lượng nhiễm sắc thể được duy trì ổn định ở các tế bào con trong nguyên phân là do A. có sự tự nhân đôi ADN xảy ra hai lần và sự phân ly đồng đều của các nhiễm sắc thể. B. có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể. C. xảy ra 1 lần phân bào mà sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể cũng xảy ra một lần. D. xảy ra sự phân chia của tế bào chất một cách đồng đều cho hai tế bào con. Câu 24 (hiểu). Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở kì cuối của quá trình phân bào nguyên phân? A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào. B. Màng nhân và nhân con xuất hiện. C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn. D. Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép. Câu 25 (hiểu). Hình sau đây mô tả 5 kì của một chu kì tế bào. Thứ tự đúng là: A. b → a → e → c → d. B. d → c → a → b → c. C. c → d → a → e → b. D. d → b → a → e → c. Câu 26 (hiểu). Các hình ảnh dưới đây mô tả những kì nào của nguyên phân ở một tế bào động vật? A. kì trung gian, kì trước và kì giữa B. kì trước, kì giữa và kì sau C. kì giữa, kì sau và kì cuối D. kì sau, kì cuối và kì trung gian Câu 27(hiểu). Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong nguyên phân? A. Các NST kép tiếp tục đóng xoắn, co ngắn cho đến khi đạt cực đại, rồi sau đó chúng tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. Sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và chúng có thể bắt chéo với nhau, rồi sau đó chúng lại tách nhau ra. C. Hai crômatit trong từng NST kép của cặp NST tương đồng tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào. D. Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ vô sắc của thoi phân bào. Câu 28 (hiểu). Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của nguyên phân? A. Tạo ra các tế bào lưỡng bội giống nhau. B. Đảm bảo sự thay thế và đổi mới tế bào ở cơ thể đa bào. C. Cơ sở của sự sinh sản vô tính và sinh dưỡng. D. Tạo ra các biến dị tổ hợp phong phú. Câu 29 (nhớ). Các NST đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào là diễn biến của NST ở kì nào trong quá trình nguyên phân? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 30(nhớ). Các NST kép đóng xoắn cực đại, tập trung và xếp song song thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào là diễn biến của NST ở kì nào của quá trình giảm phân? A. Kì đầu I. B. Kì giữa II. C. Kì sau I. D. Kì giữa I. Câu 31 (nhớ). Trong giảm phân, nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở thời điểm nào? A. Kì trung gian trước giảm phân I. B. Kì đầu của giảm phân I. C. Kì trung gian của giảm phân II. D. Kì đầu của giảm phân II. Câu 32 (nhớ). Trong giảm phân, 2 crômatit trong từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động vào kì nào? A. Kì sau I. B. Kì sau II. C. Kì giữa I. D. Kì giữa II. Câu 33 (nhớ). Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo với nhau ở kì nào? A. Kì đầu I. B. Kì đầu II. C. Kì giữa I. D. Kì giữa II. Câu 34(nhớ). Kết quả của sự giảm phân ở các tế bào sinh dục đực đã tạo ra A. Tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể 2n. B. Giao tử có bộ nhiễm sắc thể n. C. Tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể n. D. Trứng có bộ nhiễm sắc thể n. Câu 35(nhớ). Ở kì nào của giảm phân I, các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào? A. Kì đầu. B. Kì sau. C. Kì cuối. D. Kì giữa. Câu 36(hiểu). Hình sau đây mô tả các tế bào vừa được tạo ra ở A. kì sau của giảm phân I B. kì sau của giảm phân II C. kì cuối của giảm phân II D. kì cuối của giảm phân I Câu 37(hiểu. Hình ảnh dưới đây mô tả các tế bào đang ở A. kì trước của giảm phân II B. kì giữa của giảm phân I C. kì sau của giảm phân II D. kì cuối của giảm phân II Câu 38(hiểu) . Quan sát sơ đồ bên phải và cho biết ý kiến nào sau đây là không đúng? A. Số 1 và 2 là các tế bào sinh tinh và sinh trứng (2n). B. Số 3 là quá trình nguyên phân và giảm phân. C. Số 4 và 5 là tinh trùng và trứng (n). D. Số 6 và 7 là sự thụ tinh và hợp tử được tạo thành (2n). Câu 39 (nhớ). Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là nhờ sự kết hợp của các quá trình A. tự nhân đôi của NST, giảm phân và thụ tinh. B. tự nhân đôi của NST, nguyên phân và thụ tinh. C. phân li của NST, nguyên phân và giảm phân. D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Câu 40(nhớ). Ở kì nào của giảm phân II, các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào? A. Kì đầu B. Kì cuối C. Kì giữa D. Kì sau Câu 41(nhớ). Điều nào sau đây là không đúng khi nói về giảm phân? A. Bộ NST trong các tế bào con giảm đi một nửa. B. Gồm 2 lần phân chia lên tiếp nhưng bộ NST chỉ nhân đôi một lần. C. Chỉ xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở động vật. D. Sự phân ly ngẫu nhiên của các NST xảy ra ở kì sau giảm phân I. Câu 42(nhớ). Trong quá trình tạo noãn, từ một noãn nguyên bào (2n) sẽ tạo ra lần lượt là: A. 1 noãn bào bậc 1 (2n) → 1 noãn bào bậc 2 (2n kép) → 1 trứng (n kép). B. 1 noãn bào bậc 1 (2n) → 1 noãn bào bậc 2 (n kép) → 1 trứng (n) C. 1 noãn bào bậc 1 (2n kép) → 1 noãn bào bậc 2 (n kép) → 1 trứng (n). D. 1 noãn bào bậc 1 (2n kép) → 1 noãn bào bậc 2 (2n kép) → 1 trứng (n). Câu 43(vận dụng). Ý kiến nào sau đây về sự sinh tinh ở ruồi giấm đực (2n = 8) không đúng? A. Một tinh nguyên bào có 8 NST đơn. B. Một tinh bào bậc 1 có 4 NST kép. C. Một tinh bào bậc 2 có 4 NST kép. D. Một tinh trùng có 4 NST đơn. Câu 44 (nhớ). Khi nói về NST giới tính, phát biểu nào sau đây không đúng? A. NST giới tính chỉ mang gen quy định các tính trạng liên quan đến giới tính. B. Trong tế bào lưỡng bội (2n) của loài, có 1 cặp NST giới tính và luôn khác nhau ở hai giới đực và cái. C. Cặp NST giới tính có thể là cặp tương đồng, kí hiệu là XX hoặc không tương đồng, kí hiệu là XY. D. Giới đồng giao tử có cặp NST giới tính là XX, giới dị giao tử có cặp NST giới tính là XY. Câu 45(nhớ). Ở người, trường hợp nào dưới đây sẽ tạo hợp tử từ đó phát triển thành con trai? A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X. B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X. C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y. D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y. Câu 46(nhớ). Trong số các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A. Ở các loài giao phối, trên số lượng lớn, tỷ lệ đực : cái xấp xỉ bằng 1:1. B. Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh. C. Ở người, việc sinh con trai hay con gái chủ yếu là do người mẹ quyết định. D. Các hooc môn sinh dục có ảnh hưởng nhiều đến sự phân hóa giới tính. Câu 47(nhớ). Khi nói về liên kết gen, điều nào sau đây không đúng? A. Sự liên kết gen luôn làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. B. Các cặp gen nằm trên 1 cặp NST ở vị trí gần nhau thì liên kết bền vững. C. Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến. D. Liên kết gen đảm bảo tính di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng. Câu 48(nhớ). Ý nghĩa cơ bản của sự di truyền liên kết là: A. Hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. B. Tạo sự đa dạng trong các giao tử. C. Hình thành nhiều đặc điểm di truyền mới. D. Ổn định số lượng vật chất di truyền Câu 49(nhớ). số nhóm liên kết ở mỗi loài trong tự nhiên thường ứng với: A. số NST trong bộ NST lưỡng bội B. số NST trong bộ NST đơn bội C. Số NST thường trong bộ NST đơn bội D. số NST thường trong bộ NST lưỡng bội Câu 50 (hiểu). Kiểu gen nào dưới đây viết không đúng? A. B. C. D. Câu 51 (hiểu). Phép lai nào sau đây đúng là lai phân tích? A. . B. . C. . D. . Câu 52(vận dụng). Biết gen trội là trội hoàn toàn so với gen lặn, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho đời con có tỷ lệ kiểu hình dạng 1: 2 : 1? A. . B. . C. . D. . Câu 53 (vận dụng). Biết gen trội là trội hoàn toàn so với gen lặn, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho đời con có tỷ lệ kiểu hình dạng 3 : 1? A. . B. . C. . D. . Câu 54 (vận dụng). Trong trường hợp liên kết hoàn toàn và mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai x cho ra F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: A. 3: 1. B. 1:2: 1. C. 3:3:1: 1. D. 9:3:3: 1. Câu 55 (vận dụng). Trong trường hợp các gen di truyền liên kết hoàn toàn, trội lặn hoàn toàn. Cho các phép lai sau: ; ; ; Những phép lai nào cho F1 có kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1? A. 1,3,4 B. 1,2 C. 1,2,3,4 D. 1,3
Mai Hiền
17 tháng 8 2020 lúc 10:45

Em tách các câu hỏi ra nhé, mỗi lần hỏi 1-2 câu em nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
♥Vương Tuấn Khải♥
Xem chi tiết
Lâm Di
Xem chi tiết
cứuuuu
Xem chi tiết
Như Anh
Xem chi tiết
Đức Nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn hoàng kim ngân
Xem chi tiết
Trần Diệp Nhi
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Giang
Xem chi tiết
Tâm Phạm
Xem chi tiết