Ngành Giun dẹp - Bài 11. Sán lá gan

Hoàng Bắc Nguyệt

câu 1: nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh

câu 2 : đặc điểm cấu tạo trong giun đũa và vòng đời của sán lá gan

câu 3 : vì sao trâu bò ở nước ta dễ mắc bệnh sán lá gan ?

câu 4 : nêu đặc điểm của giun đũa và hậu quả khi mắc bệnh giun đũa

giúp mik với nha. cảm mơn

Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 23:19

Câu 1:

Đặc điểm chung

- Động vật nguyên sinh có đặc điểm:

+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.

+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

+ Sinh sản vô tính và hữu tính.

Vai trò thực tiễn

* Lợi ích

- Trong tự nhiên:

+ Làm sạch môi trường nước. vdụ: Trùng biến hình, trùng giày, trùng hình chuông, trùng roi.

+ Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển. VD: Trùng biến hình, trùng nhảy, trùng roi giáp.

- Đối với con người:

+ Góp phần tạo nên vỏ trái đất,

+ Hoá thạch: Là vật chỉ thị tìm địa tầng dầu mỏ.VD: Trùng lỗ

+ Nguyên liệu chế giấy giáp VD: Trùng phóng xạ.

* Tác hại

- Gây bệnh cho động vật VD:Trùng cầu, trùng bào tử

- Gây bệnh cho người VD: Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 23:23

Câu 2:

* Cấu tạo trong giun đũa

- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển

- Có khoang cơ thể chưa chính thức:

+ Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn

+ Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc

Vòng đời sán lá gan

Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng xuống nước, trứng sán lá gan lớn nở ra ấu trùng lông, nhiệt độ thích hợp để trứng phát tiển thành ấu trùng lông là 15 - 25°C và mất 9 - 21 ngày.

Hỏi đáp Sinh học

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 23:28

* Đặc điểm giun đũa:

Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình sống, dài khoảng 25cm

+ Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong

+ Con cái: to, dài

- Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ

Cấu tạo trong và di chuyển

* Cấu tạo trong

- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển

- Có khoang cơ thể chưa chính thức:

+ Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn

+ Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc

* Di chuyển

- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế

- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh

- Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật

Dinh dưỡng

- Thức ăn di chuyển một chiều từ miệng theo ống ruột thẳng tới hậu môn

- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều

Sinh sản

* Cơ quan sinh sản

- Giun đũa phân tính, cơ quan sinh dục dạng ống

+ Con đực: 1 ống

+ Con cái: 2 ống

- Thụ tinh trong, con cái đẻ nhiều trứng, lẫn vào phân người

* Vòng đời giun đũa

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi…), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua tim, gan, phổi, mật rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy

* Hậu quả khi mắc giun đũa

- Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải và khó tập trung vào công việc.

- Rối loạn giấc ngủ

- Trẻ chậm phát triển

- Viêm ruột

- Mất cảm giác ngon miệng, thường xuyên bị đầy đụng, khó tiêu, no hơi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Trinh Mai
Xem chi tiết
ANH TÚ
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy  Hường
Xem chi tiết
đạt lê
Xem chi tiết
Thương Hoàng
Xem chi tiết
Việt Nam
Xem chi tiết
Ngọc Diệu
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết