Bài 2: Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Hoàng Bảo Ngọc

Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB=12, AC=16. Kẻ đường cao AM.Kẻ ME vuông góc với AB.

a, Tính BC,tính góc B, C.

b, Tính độ dài AM,BM.c, C/m \(AE.AB=AC^2-MC^2\)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
31 tháng 10 2020 lúc 19:56

a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

\(\Leftrightarrow BC^2=12^2+16^2=400\)

hay BC=20

Xét ΔABC vuông tại A có

\(\sin\widehat{B}=\frac{AC}{BC}=\frac{16}{20}=\frac{4}{5}\)

hay \(\widehat{B}\simeq53^08'\)

Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

\(\widehat{B}+\widehat{C}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

\(53^08'+\widehat{C}=90^0\)

hay \(\widehat{C}=36^052'\)

Vậy: BC=20; \(\widehat{B}\simeq53^08'\); \(\widehat{C}=36^052'\)

b) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔABC vuông tại A có AM là đường cao ứng với cạnh huyền BC, ta được:

\(AM\cdot BC=AB\cdot AC\)

\(\Leftrightarrow AM\cdot20=12\cdot16=192\)

hay AM=9,6

Áp dụng định lí Pytago vào ΔAMB vuông tại M, ta được:

\(AB^2=AM^2+MB^2\)

\(\Leftrightarrow MB^2=AB^2-AM^2=12^2-9,6^2=51.84\)

hay MB=7,2

Vậy: AM=9,6; MB=7,2

c) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔAMB vuông tại N có ME là đường cao ứng với cạnh huyền AB, ta được:

\(MA^2=AE\cdot AB\)(1)

Áp dụng định lí Pytago vào ΔAMC vuông tại M, ta được:

\(AC^2=AM^2+MC^2\)

hay \(MA^2=AC^2-MC^2\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(AE\cdot AB=AC^2-MC^2\)(đpcm)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Con Lười
Xem chi tiết
Con Lười
Xem chi tiết
Anh Dao
Xem chi tiết
BÙI HUY ĐỨC
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
uzumaki naruto
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phùng
Xem chi tiết
Gia Bảo
Xem chi tiết
Trang Khúc
Xem chi tiết