Ôn tập chương I : Tứ giác

Nguyễn Khánh Nhi

Cho \(\Delta\)ABC có AH là đường cao.Gọi I là trung điểm AC.Vẽ K đối xứng H qua I.

a)Tính HI biết HA=5cm,HC=3cm.

b)Chứng minh tứ giác AHcK là hình chữ nhật.

c)Gọi M là điểm đối xứng C qua H.Chứng minh AM//HK.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
27 tháng 10 2020 lúc 19:44

a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔAHC vuông tại H, ta được:

\(AC^2=AH^2+HC^2\)

\(\Leftrightarrow AC^2=3^2+5^2=34\)

\(\Leftrightarrow AC=\sqrt{34}cm\)

Ta có: ΔAHC vuông tại H(AH⊥BC)

mà HI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AC(I là trung điểm của AC)

nên \(HI=\frac{AC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

hay \(HI=\frac{\sqrt{34}}{2}cm\)

Vậy: \(HI=\frac{\sqrt{34}}{2}cm\)

b) Xét tứ giác AHCK có

I là trung điểm của đường chéo AC(gt)

I là trung điểm của đường chéo HK(H và K đối xứng nhau qua I)

Do đó: AHCK là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Hình bình hành AHCK có \(\widehat{AHC}=90^0\)(AH⊥BC)

nên AHCK là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

c) Xét ΔCMA có

H là trung điểm của MC(M và C đối xứng nhau qua H)

I là trung điểm của AC(gt)

Do đó: HI là đường trung bình của ΔCMA(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒HI//AM và \(HI=\frac{AM}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

mà K∈HI(gt)

nên AM//HK(đpcm)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Vũ Kiều Anh
Xem chi tiết
TL P
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Alone Như
Xem chi tiết
Viễn Đang Lo Âu
Xem chi tiết
Thúy Lê thanh
Xem chi tiết
Liêu
Xem chi tiết
Khắc Quân Hoàng
Xem chi tiết
Khắc Quân Hoàng
Xem chi tiết