Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

Tr Ngoc Bich

Vai trò của cây trồng nông lâm kết hợp

ĐỖ CHÍ DŨNG
22 tháng 10 2020 lúc 19:10

Nói chung muốn canh tác tốt trên những vùng đất dốc thì phải chống được xói mòn, muốn chống được xói mòn thì điều quan trọng hơn cả là phải chọn được phương thức canh tác hợp lý trong hệ thống nông nghiệp phù hợp thì mới phát huy được hiệu quả lâu dài.

Trong các hệ thống nông lâm kết hợp cây lâu năm đã hoàn trả các chất dinh dưỡng vào đất thông qua vật rụng của chúng. Trong một thí nghiệm so sánh đất dưới rừng cây Byrsohima sp. và đất ở trảng cây bụi, kết quả phân tích cho thấy do sự đóng góp của vật rụng mà đất dưới rừng cây trên có hàm lượng các chất Ca, K, Mg, Na, N… và phần trăm lượng bazơ gia tăng cao hơn so với đất trảng cây bụi, đã chứng tỏ vai trò của tán rừng trong việc bảo vệ đất và làm gia tăng các dinh dưỡng Ca, Mg, K, Na, N… so với đất ở vùng dưới tán rừng từ các vùng trống trải xung quanh [121], [114].

Các tác giả Brunig và Sander (1984) [103] đã cho rằng ở những lập địa đất nghèo chất dinh dưỡng được trồng xen cây họ Đậu, lượng chất dinh dưỡng từ nước mưa trở nên rất ý nghĩa cho cây, làm cho chu trình chất dinh dưỡng trở nên hữu hiệu hơn qua các hiện tượng cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium với rễ cây họ Đậu, bơm chất dinh dưỡng ở tầng sâu lên đất mặt, và sản xuất phân xanh.

Vai trò của các cây họ Đậu trong việc cố định đạm đã được nghiên cứu từ lâu và việc sử dụng các cây họ Đậu làm gia tăng độ phì nhiêu của đất đã được chứng tỏ bởi nhiều thí nghiệm của Young, 1987 [132]; Vergara, 1982 [130]. Nhiều tác giả cũng nhấn mạnh đến tiềm năng của các loài cây này trong các hệ thống nông lâm kết hợp.

Đạm tự do trong không khí được cố định thành đạm hữu dụng nhờ các loài cây họ Đậu và các loài vi khuẩn và nấm cố định đạm. Các chất đạm này sẽ cấu tạo sinh khối của thực vật và sẽ trả lại cho đất qua vật rụng và dễ được phân hủy để cung cấp dinh dưỡng lại cho các loài thực vật khác.

Cơ chế quan trọng khác là hiện tượng “bơm chất dinh dưỡng lên’’ hay di chuyển chất dinh dưỡng từ tầng đất sâu lên lớp đất mặt Hiện tượng này giải thích rằng cây có hệ rễ sâu có thể hấp thu chất dinh dưỡng bị rửa trôi xuống sâu và chuyển chúng thành hữu hiệu ở tầng đất mặt thông qua vật rụng cho các loài hoa màu có rễ cạn (nông) [98]…

Hệ thống SALT (Sloping Agricultural Land Technology) năm 1978 được thiết lập tại trung tâm phát triển đời sống nông thôn Mindacao của Philippines đã được ứng dụng có kết quả ở nhiều nước với hệ thống cây trồng và biện pháp canh tác như sau: Các cây hàng năm và cây lâu năm được trồng theo băng xen kẽ rộng 4-5 m, các loại cây họ Đậu cố định đạm được trồng thành hai hàng dày theo đường đồng mức. Khi những cây này cao 1,25 – 2m thì người ta để lại 40cm gốc, cành lá dùng làm phân bón vùi gốc tạo lớp che phủ và giữ ẩm chống xói mòn. Cây lâu năm thường là: Cà fê, Cao su, Cây ăn quả… (dt Phạm Quang Vinh và Cs, 2005) [93].

Ở Indonexia với cơ cấu cây trồng gồm Lạc – đỗ xanh – Lúa nương được đưa vào thí nghiệm ổn định năng suất cây trồng trên đất dốc 8- 18% với các biện pháp kỹ thuật: Trồng theo băng, cây phủ đất, tái sử dụng hữu cơ. Hay ở Malaysia: Cao su và các cây trồng xen khác như Ngô, Lạc, Dứa, độ phì đất tăng 10 – 15%. Hoặc Thái Lan trên đất dốc 18 – 50% đã tiến hành trồng cây Đậu Hồng đào và Keo dậu làm băng chắn kết hợp với cây ăn quả, cà phê hoặc sử dụng băng cỏ, nương bờ kết hợp với cây lâu năm… Nói chung hiệu quả SALT sẽ càng rõ hơn ở những năm sau về năng suất và thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp lâu bền [108].

Rõ ràng cây dài ngày đặc biệt là cây rừng có tác dụng hạn chế xói mòn mặt rất mạnh do có tán lá dày rậm giảm lực công phá của giọt mưa, tăng hàm lượng nước thấm xuống đất nhờ hệ rễ ăn sâu và dày đặc vì thế mà giữ đất giữ nước tốt hơn nhiều khi trồng cây nông nghiệp độc canh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Yến Vy
Xem chi tiết
Lan Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lê Văn Toàn
Xem chi tiết
Chi Le
Xem chi tiết
Huyền
Xem chi tiết
Lương Xuân Hiếu
Xem chi tiết
Bùi Thị Thu Cúc
Xem chi tiết