Địa lý dân cư

Điệu Bé

1,đặc điểm phân bố dân cư?Vì sao nước ta phân bố dân cư khôg đồng đồng đều?
2,Đặc điểm nguồn lao động nước?
3,Thục trạng của vấn đề làm việc và cách giải pháp?

Trịnh Long
30 tháng 9 2020 lúc 6:21

Câu 2 :

Đặc điểm nguồn lao động:
* Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh ( Dẫn chứng năm 1998 là 37.4 triệu lao động . Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động ).
* Chất lượng:
- Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT; tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp , kỉ luật lao động chưa cao.
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao. Dẫn chứng : 5 triệu lao động có trình độ CMKT, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu.
* Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng . Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động , nhất là lao động có CMKT. Vùng núi và trung du thiếu lao động , nhất là lao động có CMKT.

Bình luận (0)
Culong12345
29 tháng 9 2020 lúc 11:31

Đặc điểm phân bố dân cư

2.1. Dân cư phân bố chưa hợp lí

- Nước ta có mật độ dân số trung bình cao, năm 2012 là 265 người/km2

- Dân số nước ta phân bố không hợp lí giữa các vùng:

+ Giữa đồng bằng với trung du và miền núi.

+ Giữa thành thị và nông thôn.

2.2. Nguyên nhân

- Các vùng có dân cư tập trung đông thường gắn liền với :

+ Điều kiện tự nhiên (đất đai, khí h ậu, nguồn nước) thuận lợi cho sinh hoạt và cư trú

+ Lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ lâu đời

+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, tập trung nhiều cơ sở kinh tế.

- Các vùng có dân cư thưa thớt thường do thiếu sự đồng bộ của các yếu tố như giao

thông hạn chế, cơ sở hạ tầng kém, điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, kinh tế còn chậm phát

triển, ít các cơ sở kinh tế.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Culong12345
29 tháng 9 2020 lúc 11:32

* Dân cư nước ta phân bố không đều.

- Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ rất cao (d/c)

+ Ở trung du, miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp (d/c)

- Không đều giữa thành thị và nông thôn (d/c)

- Không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam (d/c)

- Không đều ngay trong nội bộ của các vùng dân cư (d/c: giữa ĐBSH và ĐBSCL)

* Nguyên nhân: Vùng đông dân hoặc thưa dân là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (d/c)

- Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ (d/c)

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết
Hoài Thương
Xem chi tiết
Nhung Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Quang
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Hiếu
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
nguyễn hà hồng ngọc
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
urumaki haruto
Xem chi tiết