Bài 4: Đường trung bình của tam giác, hình thang

Trần Quốc Tuấn hi

Cho tam giác ABC vuông tại B , ^A = 60^0 , phân giác AD . Gọi M , N , I theo thứ tự là trung điểm của AD , AC , CD

a ) Chứng minh rằng BMNI là hình thang cân

b ) Tính các góc của tứ giác BMNI

Trần Quốc Tuấn hi
26 tháng 9 2020 lúc 21:58
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 9 2020 lúc 22:26

a) Xét ΔADC có

M là trung điểm của AD(gt)

I là trung điểm của DC(gt)

Do đó: MI là đường trung bình của ΔADC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒MI//AC và \(MI=\frac{AC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)(1)

Ta có: ΔABC vuông tại B(gt)

mà BN là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AC(N là trung điểm của AC)

nên \(BN=\frac{AC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)(2)

Từ (1) và (2) suy ra MI=BN

Xét ΔADC có

M là trung điểm của AD(gt)

N là trung điểm của AC(gt)

Do đó: MN là đường trung bình của ΔADC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒MN//DC(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

hay MN//BC

Xét tứ giác MNCB có MN//BC(cmt)

nên MNCB là hình thang có hai đáy là MN và BC(Định nghĩa hình thang)

Hình thang MNCB(MN//BC) có MI=BN(cmt)

nên MNCB là hình thang cân(Dấu hiệu nhận biết hình thang cân)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
nguyenthingocuyen
Xem chi tiết
My Trần Trà
Xem chi tiết
Tony Stark
Xem chi tiết
ngọc anh
Xem chi tiết
an hoàng
Xem chi tiết
35 Cang Tiểu Vy
Xem chi tiết
PHAT NGUYEN
Xem chi tiết
Ruby Tran
Xem chi tiết
Vinh Huỳnh
Xem chi tiết