Bài 20 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hoang Ta

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động như thế nào đến vấn đề việc làm

ĐỖ CHÍ DŨNG
29 tháng 9 2020 lúc 11:41

Các nước trên thế giới đều quan tâm đến việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu kinh tế của mình. Đối với các nước phát triển hàng đầu trên thế giới, với nền kinh tế công nghiệp đó được phát triển từ đầu thế kỷ 20, thì mối quan tâm là tạo ra những lĩnh vực công nghệ mới, có hiệu quả cao, đặc biệt là các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. Việc thực hiện công nghệ này trước mắt có thể chưa thu được lợi nhuận, nhưng trong tương lai thì lại là cơ sở để giành vị trí thống trị hoặc áp đảo thị trường thế giới và khu vực. Để đổi mới công nghệ sản xuất, các nước công nghiệp hóa tìm cách chuyển những công nghệ lạc hậu hoặc kém tính cạnh tranh sang các nước kém phát triển hơn. Mặt khác, đối với những nước nghốo đang phát triển như Việt Nam, cơ cấu kinh tế còn rất lạc hậu với phần lớn dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vô mới đang trên đà phát triển, đang rất có nhu cầu tiếp nhận các công nghệ có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị trường thế giới. Sự gặp gỡ giữa cung và cầu về công nghệ trình độ thấp đó thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế tại Việt Nam ngày nay. Cơ cấu kinh tế thay đổi dẫn đến sự thay đổi cơ cấu, tỏc động mạnh đến số lượng và chất lượng lao động, vì lao động được xem là nguồn lực của quan trọng cho phát triển kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì khả năng thu hút sức lao động càng cao và ngược lại. Đối với những nước nghốo đang trong quá trình chuyển dịch, cơ cấu kinh tế luôn biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của thế giới, thị trường luôn biến động thì thị trường lao động cũng biến động không ngừng để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế.

Trước hết, đó là sự chuyển dịch cơ cấu của ba nhóm ngành lớn theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp và tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vô đóng gúp trong GDP. Theo đó, lao động trong ba nhóm ngành này cũng phải chuyển dịch theo hướng giảm bớt tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vô. Muốn vậy, phải tăng trình độ trang bị kỹ thuật trong nội bộ các nhóm ngành, đặc biệt là nông- lõm- ngư nghiệp, tăng cường sử dụng những mỏy múc hiện đại để giảm bớt lao động, sử dụng những giống cõy trồng và vật nuôi cho năng suất cao để vẫn đảm bảo tăng trưởng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Lao động trong nông nghiệp sẽ được dịch chuyển vào công nghiệp và dịch vô. Tuy nhiờn, để làm được điều này phải nõng cao trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới... của lao động dịch chuyển núi riêng và dân cư núi chung. Lao động thủ công và bỏn cơ giới còn khỏ phổ biến nên năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là công nghiệp nhẹ, công nghiệp nông thụn còn nhỏ bộ, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng nên chưa có sức thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp. Sự tiếp thu công nghệ của thế giới, tiếp nhận đầu tư phải đi đôi với việc phát triển và đào tạo một nguồn nhân lực tương xứng để sử dụng được những công nghệ đó, có vậy thì công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới đạt được hiệu quả.

Thứ hai, đó là sự chuyển dịch cơ cấu của các thành phần kinh tế cũng làm cho thị trường lao động biến động. Thành phần kinh tế tư nhân tăng lên, thu hút nhiều lao động ở nhiều trình độ giải quyết được khỏ lớn nhu cầu việc làm của nền kinh tế. Mặt khác, thành phần kinh tế nhà nước chuyển biến về chất, làm dư thừa ra một số lượng lao động dư cũng là áp lực cho thị trường lao động. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đòi hỏi lao động trình độ cao, với chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Cơ cấu kinh tế thay đổi dẫn đến nhu cầu về lao động cũng thay đổi theo. Trong khi đó, nguồn cung lao động tăng lên không ngừng tạo ra áp lực lớn cho cầu lao động. Vì vậy, việc phát triển kinh tế cũng đồng nghĩa với việc tăng cầu lao động, tập trung vào những ngành có thể thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều việc làm cho nền kinh tế, đồng thời cũng phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề vô cùng quan trọng của nước ta hiện nay.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ĐỖ CHÍ DŨNG
29 tháng 9 2020 lúc 11:42

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

- Trong cơ cấu kinh tế theo ngành (năm 2005): nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,9%; khu vực dịch vụ chiếm 45,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng hằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

b) Các định hướng chính:

- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành:

+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng cùa ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II, hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
bichap linh
Xem chi tiết
Bi Bi
Xem chi tiết
Thơm Đinh
Xem chi tiết
Lê Đào
Xem chi tiết
lưu hương
Xem chi tiết
Dat Tien Le
Xem chi tiết
Bi Bi
Xem chi tiết
Đào Thị Hương Lý
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết