Chuyên đề mở rộng dành cho HSG

ha hoang

câu 1.Chia 2,2 g hỗn hợp Fe và kim loại M thành 2 phần bằng nhau.Hòa tan hết phần 1 vào HCl thu được0,896 H2 (dktc). Hòa tan hết phần 2 bằng HNO3 đặc nóng thu được 2,016(l) NO2 đktc

a.Tìm kim loại M

b.Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp

Câu 2.Thổi V lít CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 1M và NaOH 1M thu được 10g kết tủa . Tính V

Tran Tuan
7 tháng 10 2020 lúc 20:49

Bài 1:

Ta có: \(n_{H_2}=\frac{0,896}{22,4}=0,04mol\\ n_{NO_2}=\frac{2,016}{22,4}=0,09mol\)

a)Gọi a, b lần lượt là số mol của Fe, M trong mỗi phần.

Gọi n là hóa trị của kim loại M \(\left(1\le n\le3|n\in N\right)\)

Xét phần 1: \(Fe+HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\uparrow\\ 2M+2nHCl\rightarrow2MCl_n+nH_2\uparrow\)

\(\Rightarrow a+0,5bn=0,04\left(1\right)\)

Xét phần 2: \(Fe+6HNO_{3\left(đ\right)}\rightarrow^{t^0}Fe\left(NO_3\right)_3+3NO_2\uparrow+3H_2O\\ M+2nHNO_3\rightarrow M\left(NO_3\right)_n+nNO_2\uparrow+nH_2O\)

\(\Rightarrow3a+bn=0,09\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}a+0,5bn=0,04\\3a+bn=0,09\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,01\\bn=0,06\left(3\right)\end{matrix}\right.\)

Lại có: \(56a+Mb=1,1\Rightarrow Mb=1,1-56\cdot0,01=0,54\left(4\right)\)

Từ (3) và (4) ta có; \(\frac{0,06}{n}=\frac{0,54}{M}=b\Rightarrow M=9n\)

Ta có bảng:

Hóa trị (n) 1 2 3
Khối lượng Mol (M) 9 18 27
Kết luận Loại Loại Thỏa mãn

Vậy M là kim loại Nhôm (Al)

b) Trong hỗn hợp ban đầu có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Fe}=2a=2\cdot0,01=0,02mol\\n_{Al}=2b=2\cdot\frac{0,06}{n}=\frac{2\cdot0,06}{3}=0,04mol\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Fe}=\frac{0,02\cdot56}{2,2}\cdot100\%=50,91\%\\\%m_{Al}=\frac{0,04\cdot27}{2,2}\cdot100\%=49,09\%\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tran Tuan
7 tháng 10 2020 lúc 20:15

Bài 2: (Đề bài thiếu dữ kiện thể tích dung dịch chứa 2 kiềm)

Ta có: \(n_{CaCO_3}=0,1mol\)

Các phản ứng xảy ra theo thứ tự:

\(CO_2+NaOH\rightarrow NaHCO_3\left(1\right)\\ CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\left(2\right)\\CO_2+CaCO_3+H_2O\rightarrow Ca\left(HCO_3\right)_2 \left(3\right)\)

Xét trường hợp 1: Kết tủa chưa tan ( Không xảy ra phản ứng 3)

Xét trường hợp 2: Kết tủa tan một phần (Có xảy ra phản ứng 3)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Văn A
Xem chi tiết
Đặng Thị Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
Lê Minh Đức
Xem chi tiết
Lê Minh Đức
Xem chi tiết
Phương Nguyễn
Xem chi tiết
Ngọc Linh Đặng Nguyễn
Xem chi tiết
Ngọc Linh Đặng Nguyễn
Xem chi tiết
Hạ Anh
Xem chi tiết