Chương 2: MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU

Nguyễn thị Phụng

Câu 1 : Cho hình chóp có các cạnh bên bằng nhau và bằng a , độ dài đường cao bằng h . Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho .

A. R = \(\frac{a^2}{2h}\) B. R = \(\frac{2a^2}{h}\) C. R = \(\frac{2h^2}{a}\) D. R = \(\frac{h^2}{2a}\)

Câu 2 : Cho hình chóp S.ABCD có cạnh đáy a , cạnh bên bằng \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\) . Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD

A. \(\frac{3a}{2}\) B. \(\frac{a}{2}\) C. a D. \(\frac{3a}{4}\)

Câu 3 : Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A, AB = \(a\sqrt{2}\) , SA = SB = SC . Góc giữa SA và (ABC) bằng 600 . Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp S.ABC

A. \(\frac{16\Pi a^2}{9}\) B. \(\frac{16\Pi a^2}{3}\) C. \(4\Pi a^2\) D. \(\frac{64\Pi a^2}{3}\)

Câu 4 : Cho mặt cầu (S) có bán kính R = \(\sqrt{3}\) . Xét các điểm A ,B , C , D nằm trên mặt cầu (S) sao cho AB , AC , AD đôi một vuông góc với nhau . Thể tích khối tứ diện ABCD có giá trị lớn nhất bằng

A. \(\frac{8}{3}\) B. 8 C. 4 D. \(\frac{4}{3}\)

help me !!!!!!

Nguyễn Việt Lâm
30 tháng 8 2020 lúc 16:51

1.

Gọi S là đỉnh chóp và H là chân hình chiếu của S lên mặt phẳng đáy

\(\Rightarrow\) H là tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy

Gọi 1 cạnh bên của chóp là SA, gọi M là trung điểm SA

Trong mặt phẳng (SAH), kẻ trung trực của SA qua M cắt SH tại O

\(\Rightarrow\) O là tâm mặt cầu ngoại tiếp chóp

Ta có \(\left\{{}\begin{matrix}SA=a\\SH=h\end{matrix}\right.\)

Hai tam giác vuông \(SAH\) và SOM đồng dạng (chung góc S)

\(\Rightarrow\frac{SO}{SA}=\frac{SM}{SH}=\frac{\frac{a}{2}}{l}=\frac{a}{2h}\Rightarrow SO=\frac{SA.a}{2h}=\frac{a^2}{2h}\)

\(\Rightarrow R=SO=\frac{a^2}{2h}\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
30 tháng 8 2020 lúc 17:03

2.

Gọi O là tâm đáy \(\Rightarrow SO\perp\left(ABCD\right)\)

\(AC=a\sqrt{2}\Rightarrow AO=\frac{1}{2}AC=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)

\(SO=\sqrt{SA^2-OA^2}=\frac{a}{2}\)

Áp dụng công thức từ câu 1:

\(R=\frac{SA^2}{2SO}=\frac{3a}{4}\)

3.

\(BC=AB\sqrt{2}=2a\)

Gọi H là hình chiếu của S lên (ABC) \(\Rightarrow\) H đồng thời là tâm đường tròn ngoại tiếp đáy

\(\Rightarrow\) H là trung điểm BC

\(\Rightarrow\widehat{SAH}=60^0\Rightarrow SH=AH.tan60^0=\frac{BC}{2}tan60^0=a\sqrt{3}\)

\(SA=\frac{AH}{cos60^0}=2a\)

\(\Rightarrow R=\frac{SA^2}{2SH}=\frac{2\sqrt{3}a}{3}\)

\(S=4\pi R^2=\frac{16\pi a^2}{3}\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
30 tháng 8 2020 lúc 17:11

4.

Gọi M là trung điểm CD, qua M kẻ đường thẳng song song AB

Gọi N là trung điểm AB, qua N kẻ đường thẳng song song AM

Gọi giao của 2 đường thẳng trên là O \(\Rightarrow\) O là tâm (S)

\(\Rightarrow AO=R=\sqrt{3}\)

Đặt \(AB=x;AC=y;AD=z\)

\(AN=\frac{AB}{2}=\frac{x}{2}\) ; \(AM=\frac{CD}{2}=\frac{1}{2}\sqrt{AC^2+AD^2}=\frac{1}{2}\sqrt{y^2+z^2}\)

Áp dụng Pitago: \(AO^2=AN^2+AM^2\)

\(\Rightarrow\frac{x^2}{4}+\frac{1}{4}\left(y^2+z^2\right)=3\Rightarrow x^2+y^2+z^2=12\)

\(V=\frac{1}{3}xyz\le\frac{1}{3}\left(\frac{x+y+z}{3}\right)^3\le\frac{1}{3}\left(\frac{\sqrt{3\left(x^2+y^2+z^2\right)}}{3}\right)^3=\frac{8}{3}\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Minh Cương
Xem chi tiết
Minh Ole
Xem chi tiết
Minh Ole
Xem chi tiết
Minh Ole
Xem chi tiết
Minh Ole
Xem chi tiết
Phương Anh
Xem chi tiết
Bảo Tuấn
Xem chi tiết
AllesKlar
Xem chi tiết