Chương II : Góc

dương trường khánh

Trên đường thẳng xy , lần lượt lấy các điểm A , B , C theo thứ tự đó sao cho AB = 6cm , AC = 8 cm .

a) Tính độ dài đoạn thẳng BC ?

b) Gọi M là trung điểm của đoạn AB . So sánh MC và AB

Bài 2 :a) Vẽ đoạn thẳng AB = 6,5cm . Vẽ điểm C sao cho AC = 6cm và BC = 2,5 cm .Vẽ tam giác ABC

b)Dùng thước đo góc để đo góc lớn nhất của tam giác nói trên

Bài 3 : Vẽ hai góc kề bù xOy và yOz , biết số đo góc xOy bằng 500 .Vẽ tia Ot là phân giác của góc xOy . Vẽ tia Om trong góc yOz sao cho số đo góc tOm băng 900 .

a) Tính số đo góc yOm ?

b) Tia Om có là phân giác của góc yOz không ? vì sao ?

Bài 4 :a) Vẽ đoạn thẳng BC = 5cm . Vẽ điểm A sao cho AC = 4 cm và AB = 3cm . Vẽ tam giác ABC

b)Xác định số đo góc lớn nhất của tam giác ABC nói trên bằng thước đo góc

Bài 5 : Vẽ hai góc kề bù xOy và yOz , biết số đo góc xOy bằng 1300 .Vẽ tia Ot là phân giác của góc xOy . Vẽ tia Om trong góc yOz sao cho số đo góc tOm bằng 900 .

a) Tính số đo góc yOm ?

b)Tia Om có là phân giác của góc yOz không ? vì sao ?

Trúc Giang
11 tháng 8 2020 lúc 15:50

Bài 1:

a) Ta có: điểm B nằm giữa 2 điểm A và C (theo đề)

=> AB + BC = AC

=> 6cm + BC = 8cm

=> BC = 8cm - 6cm = 2cm

b) Vì M là trung điểm của AB nên

\(AM=BM=\frac{AB}{2}=\frac{6}{2}=3\left(cm\right)\)

Ta có: điểm B nằm giữa 2 điểm A và C (cmt)

=> BA và BC đối nhau

Mà M ∈ BA

=> BM và BC đối nhau

=> B nằm giữa M và C

=> BM + BC = MC

=> 3cm + 2cm = MC
=> 5cm = MC

Hay: MC = 5cm

Bài 2: Bạn tự vẽ nhé!

Bài 3:

a) Ta có: Ot là phân giác của góc xOy (theo đề)

\(\Rightarrow\widehat{xOt}=\widehat{yOt}=\widehat{xOy}:2=50^0:2=25^0\)

Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ là tia Ot có \(\widehat{yOt}< \widehat{tOm}\left(25^0< 90^0\right)\) nên tia Oy nằm giữa 2 tia Ot và Om

\(\Rightarrow\widehat{tOy}+\widehat{yOm}=\widehat{tOm}\)

\(\Rightarrow\widehat{yOm}=\widehat{tOm}-\widehat{tOy}=90^0-25^0=65^0\)

b) Ta có: \(\widehat{xOy}+\widehat{yOz}=180^0\) (kề bù)

\(\Rightarrow\widehat{yOz}=180^0-\widehat{xOy}=180^0-50^0=130^0\)

Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ là tia Oy có \(\widehat{yOm}< \widehat{yOz}\left(65^0< 130^0\right)\)

=> Tia Om nằm giữa 2 tia Oy và Oz (1)

\(\Rightarrow\widehat{yOm}+\widehat{mOz}=\widehat{yOz}\)

\(\Rightarrow\widehat{mOz}=\widehat{yOz}-\widehat{yOm}=130^0-65^0=65^0\)

\(\Rightarrow\widehat{mOz}=\widehat{yOm}\left(=65^0\right)\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => Om là phân giác của góc yOz

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
thanhtam190
Xem chi tiết
Linh Vũ
Xem chi tiết
Thành Nam Dương
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Phạm Mai Trang
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Hảii Nhânn
Xem chi tiết
quang huy
Xem chi tiết
Vũ Mạnh Tuân
Xem chi tiết