CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Nguyễn Hải Đăng

Mn giải như phần gợi ý kia hộ mik ạ, mik cảm ơn

Câu 1. Cho 11,2 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là: Giải : m Fe-> n Fe (hệ số ptpu)->n các chất-> n H2->V H2

Câu 2.Để trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1M cần vừa đủ bao nhiêu ml dung dịch KOH 2M? Giải : Từ V và CM -> nH2SO4 (hệ số ptpu)-> n các chất-> n KOH (CM) -> V d2 KOH

Câu 1: Cho 26 gam Zn tác dụng với 100 ml dung dịch chứa HCl 1M và CuCl2 2M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là Giải : Từ V và CM -> nHCl, nCuCl2, m Zn-> n Zn Viết ptpu Zn+ HCl, áp dụng bt tính toán theo ptpu ra số mol các chất sau pu, có Zn dư saupu Lấy Zn dư +CuCl2 , làm tương tự m chất rắn sau pu là m Zn còn lại + mCu mới sinh

Câu 2.Hòa tan hoàn toàn 21,1 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg bằng một lượng vừa đủ V ml dung dịch axit H2SO4 loãng 2M thu được 83,5 gam muối. Giá trị của V là: Giải : Dùng bảo toàn nguyên tử để làm Để ý m muối= m kim loại+ m gốc axit H2SO4->(H2)+ (SO4) x x x n H2SO4 = n(H2)=n (SO4)
Áp dụng vào bài ta có: gọi A là ký hiệu, là khối lượng nguyên tử kim loại dưới đây là sơ đồ chứ không phải là phương trình phản ứng A+ H2SO4 -> A.SO4 +H2 m muối= m A+ m (SO4) -> m (SO4) -> n (SO4) ->nH2->nH2SO4 -> các đại lượng khác

Nguyễn Ngọc Lộc
5 tháng 8 2020 lúc 12:20

Thiết nghĩ đã có gợi ý thì bạn nên tự làm không hiểu thì lên xem rồi quay lại làm như trao đổi á để nhớ và hiểu tránh mất gốc hóa bạn nha

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Lộc
5 tháng 8 2020 lúc 12:22

Câu 1 :

\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)

\(n_{Fe}=\frac{m_{Fe}}{M_{Fe}}=\frac{11,2}{56}=0,2\left(mol\right)\)

- Theo PTHH : \(n_{H_2}=n_{Fe}=0,2\left(mol\right)\)

=> \(V_{H_2}=n_{H_2}.22,4=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\) ( ĐKTC )

Vậy V bằng 4,48 .

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Lộc
5 tháng 8 2020 lúc 12:26

Câu 2 :

- Đổi : 300 ml = 0,3 l

\(n_{H_2SO_4}=C_M.V=0,3.1=0,3\left(mol\right)\)

PTHH : \(H_2SO_4+2KOH\rightarrow K_2SO_4+2H_2O\)

- Theo PTHH : \(n_{KOH}=2n_{H_2SO_4}=2.0,3=0,6\left(mol\right)\)

Ta có : \(C_M=\frac{n}{V}=2=\frac{0,6}{V_{KOH}}\)

=> \(V_{KOH}=\frac{0,6}{2}=0,3\left(l\right)=300\left(ml\right)\)

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Lộc
5 tháng 8 2020 lúc 12:38

Câu 1 :

\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)

.0,05....0,1........................................

\(Zn+CuCl_2\rightarrow ZnCl_2+Cu\)

.0,2........0,2...........................0,2....

\(n_{Zn}=\frac{m}{M}=\frac{26}{65}=0,4\left(mol\right)\)

\(n_{HCl}=C_M.V=1.0,1=0,1\left(mol\right)\)

\(n_{CuCl_2}=C_M.V=0,1.2=0,2\left(mol\right)\)

-> nZn dư sau l1 = \(0,4-0,05=0,35\left(mol\right)\)

-> nZn dư sau l2 = \(0,35-0,2=0,15\left(mol\right)\)

Ta có : \(m=m_{Cu}+m_{Zn}=0,15.65+0,2.64=22,55\left(g\right)\)

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Lộc
5 tháng 8 2020 lúc 12:48

Câu 2 :

Ta có : \(m_M=m_X+m_{\left(SO_4\right)}=21,1+m_{\left(SO_4\right)}=83,5\)

=> \(m_{\left(SO_4\right)}=62,4\left(g\right)\)

=> \(n_{\left(SO_4\right)}=\frac{m}{M}=0,65\left(mol\right)\)

\(n_{H_2SO_4}=n_{\left(SO_4\right)}=0,65\left(mol\right)\)

Ta có : \(C_M=\frac{n}{V}=2=\frac{0,65}{V}\)

=> \(V=0,325\left(l\right)=325\left(l\right)\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
nguyễn triệu hiếu
Xem chi tiết
Trương Hạ My
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Lưu
Xem chi tiết
Trần Băng Băng
Xem chi tiết
Huy Tùng Vũ
Xem chi tiết
Việt Máu Mặt
Xem chi tiết
LHQ Singer Channel
Xem chi tiết
Việt Máu Mặt
Xem chi tiết