Di truyền và biến dị - Chương III. ADN và gen

Phạm Văn Tấn

Câu 1: Nêu những đặc điểm của ADN đặc trưng cho từng loài sinh vật. Những cơ chế nào giúp duy trì các đặc điểm đặc trưng này ở các loài sinh sản hữu tính?

Câu 2: Trong mỗi tế bào nhân thực, số lượng prôtêin ribôxôm và rARN cần được tổng hợp đồng thời là rất lớn. Tuy nhiên ,hệ gen trong mỗi tế bào nhân thực chứa một lượng lớn ( thường trên 100 ) bản sao của các gen mã hóa cho các rARN ,nhưng lại chỉ có một bản sao duy nhất của các gen mã hóa cho các prôtêin ribôxôm. Giải thích vì sao số bản sao của hai nhóm gen trên khác nhau như vậy?

Câu 3:Vì sao mỗi tế bào trong cơ thể đều chứa đủ bộ gen như trong hợp tử, nhưng những tế bào trong các laoij mô và cơ quan lại khác nhau về hình thái, cấu tạo và thực hiện các chức năng khác nhau? VD : trong cùng một cơ thể, các tế bào của tim,gan,phổi ... có số lượng gen như nhau nhưng tim,gan,phổi ... lại biểu hiện kiểu hình khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau.

Câu 4:Giả sử, bằng kĩ thuật di truyền người ta tạo ra được 2 phân tử prôtêin đơn phân ( mỗi phân tử được cấu tạo từ một chuỗi polypeptide ) có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng lại ngược chiều nhau. Hai phân tử prôtêin này có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau không?Tại sao?

Câu 5: Phân biệt ADN mạch đơn với ADN mạch kép và ARN mạch đơn với ARN mạch kép

Câu 6: Làm thế nào người ta có thể phân biệt được một bệnh đơn gen nào đó là do đột biến gây nên với hội chứng bệnh do đột biến dị bội thể ở người gây nên?

Câu 7: Sự di truyền của một gen lặn nằm trên NST thường giống và khác với một gen lặn nằm trên NST giới tính X như thế nào? Trong trường hợp nào em có thể khẳng định chắc chắn gen lặn đó nằm trên NST giới tính.

B.Thị Anh Thơ
26 tháng 6 2020 lúc 22:38

Câu 1:

* Các đặc điêm đặc trưng của ADN cho mỗi loài sinh vật gồm: số lượng nucleotit – thành phần các loại nucleotit như tỉ số (A + T)/ (G + X) và trình tự sắp xêp của các nucleotit trên ADN.

* Các cơ chế duy trì đặc điểm đặc trưng của ADN.

- Ở các loài sinh sản hữu tính gồm cơ chế tự nhân đôi của ADN trong nguyên phân , sự phân bào giảm nhiễm làm ADN trong giao tử giảm một nửa, Các cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

- Ở các loài sinh sản vô tính là quá trình tự nhân đôi của ADN.

Câu 2:

Sự khác biệt về số bản sao của 2 nhóm gen là do:

- Sản phẩm cuối cùng của các gen rARN là một phân tử rARN. Vì vậy, hệ gen sẽ cần nhiều bản sao để cùng lúc có thể tổng hợp được nhiều phân tử rARN.

- Ngược lại, các prôtêin ribôxôm là sản phẩm của quá trình dịch mã trên mARN có thể được tổng hợp nhiều lần (lặp đi lặp lại) trên cùng một phân tử mARN để tạo ra nhiều phân tử prôtêin ribôxôm cần thiết để tổng hợp ribôxôm.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
diem pham
Xem chi tiết
Lưu Quốc Hưng
Xem chi tiết
diem pham
Xem chi tiết
Khang Gấu
Xem chi tiết
Phương
Xem chi tiết
Sinh
Xem chi tiết
Trần Kiều
Xem chi tiết
Herimone
Xem chi tiết
noname
Xem chi tiết