Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

pham nhat minh

Bài 4: Cho tam giác ABC cân tại A có AD là đường trung tuyến.

a) Chứng minh DABD = DACD và (1điểm)

b) Cho AB = 10 cm, BC = 16 cm. Tính độ dài AD và so sánh các góc của tam giác ABD.

c) Vẽ đường trung tuyến CF của tam giác ABC cắt AD tại M. Tính độ dài AM.

d) Vẽ DH vuông góc AC tại H, trên cạnh AC và cạnh DC lần lượt lấy hai điểm E, K sao cho AE = AD và DK = DH. Chứng minh: .

Nguyễn Lê Phước Thịnh
21 tháng 6 2020 lúc 16:54

a) Xét ΔABD và ΔACD có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AD chung

BD=CD(AD là đường trung tuyến ứng với cạnh BC của ΔABC)

Do đó: ΔABD=ΔACD(c-c-c)

b) Ta có: BD=CD(AD là đường trung tuyến ứng với cạnh BC của ΔABC)

mà BD+CD=BC=16cm(D nằm giữa B và C)

nên \(BD=CD=\frac{BC}{2}=\frac{16cm}{2}=8cm\)

Ta có: ΔABD=ΔACD(cmt)

\(\Rightarrow\widehat{ADB}=\widehat{ADC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{ADB}+\widehat{ADC}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{ADB}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔADB vuông tại D, ta được:

\(AB^2=AD^2+BD^2\)

\(\Leftrightarrow AD^2=AB^2-BD^2=10^2-8^2=36\)

hay \(AD=\sqrt{36}=6cm\)

Xét ΔADB có AD<BD<AB(6cm<8cm<10cm)

mà góc đối diện với cạnh AD là \(\widehat{ABD}\)

và góc đối diện với cạnh BD là \(\widehat{BAD}\)

và góc đối diện với cạnh AB là \(\widehat{ADB}\)

nên \(\widehat{ABD}< \widehat{BAD}< \widehat{ADB}\)(định lí quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác)

c) Xét ΔABC có

CF là đường trung tuyến ứng với cạnh AB(gt)

AD là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(gt)

AD\(\cap\)CF={M}

Do đó: M là trọng tâm của ΔABC(định lí ba đường trung tuyến của tam giác)

\(AM=\frac{2}{3}\cdot AD\)

hay \(AM=\frac{2}{3}\cdot6=4cm\)

Vậy: AM=4cm

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thanh Thủy Vũ
Xem chi tiết
linhpangpack_09
Xem chi tiết
Nga Sky
Xem chi tiết
Dung Nguyen
Xem chi tiết
Dung Nguyen
Xem chi tiết
PhuongNghi NguyenTran
Xem chi tiết
phạm khánh linh
Xem chi tiết
Lê Yến
Xem chi tiết
Tình Thúy
Xem chi tiết