Bài 22. Cao trào Cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Lê thế Vỹ

nhận xét về tình hình đông dương sau khi nhật đảo chính pháp ?

Trà My My
21 tháng 6 2020 lúc 22:12
Đế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp tại Đông Dương

16 giờ ngày 9 tháng 3 năm 1945, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. Tới 18 giờ cùng ngày, đại diện Nhật trao tối hậu thư đòi chính quyền Pháp phải trao toàn bộ quyền kiểm soát Đông Dương cho Nhật và Pháp phải trả lời trước 21h cùng ngày. Tới 21 giờ 20 phút, Pháp chưa trả lời, Nhật tiến hành tấn công Pháp. Phía Pháp không có bất kỳ sự kháng cự nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp. Đến chiều ngày 10 tháng 3, quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ,… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ (Campuchia), một số vùng ở Bắc Đông Dương cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt–Trung. Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc làm tay sai cho phát xít Nhật. Trên thực tế, toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

Kết quả Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp, trở thành chủ thể quyền lực chính trị tối cao, chủ chốt nhất, tức xóa bỏ chủ quyền của Chính phủ Vichy Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Ngoại kiều gốc Âu châu kể cả chính người Pháp chỉ được cư trú ở 5 địa điểm: Hà Nội, Huế, Nha Trang, Đà Lạt và Sài Gòn. Ngoài ra khi ra ngoài đường họ phải đeo băng trên cánh tay áo với lá cờ của nước nguyên quán. Toàn cõi Đông Dương chịu lệnh giới nghiêm mỗi tối. Ai ra khỏi năm khu vực trên hoặc ngoài giờ quy định đều bị bắt. Trên cơ sở Đông Dương thuộc Pháp, chế độ bảo hộ của Pháp bị xóa bỏ, hình thành 3 quốc gia độc lập trên danh nghĩa: Thành lập Đế quốc Việt Nam của chính phủ Trần Trọng Kim. Tái lập Vương quốc Campuchia. Tái lập Vương quốc Lào. Các lực lượng chính trị của người Việt tại Việt Nam bước vào thời kỳ công khai đấu tranh với nhau, trong đó Việt Minh là lực lượng đông đảo nhất, có ảnh hưởng nhất và được nhiều sự ủng hộ của nhân dân nhất.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngô Thị Mai
Xem chi tiết
Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Khánh Duy
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
DongAnh LamHo
Xem chi tiết
Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết
DongAnh LamHo
Xem chi tiết