Ôn tập: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

nguyen thao

Giải giúp mình bài này vs đag cần gấp

1.

a) Cho hai số thực a,b thõa mãn a≤b.C/tỏ rằng: 2019a-2020≤2019b-2020

b) Giải bất pt: 1+\(\frac{1+x}{3}\)\(\frac{3x-2}{2}\)

c) Giải pt \(\frac{x+2}{x}\)=\(\frac{x^2+5x+\text{4}}{x^2+2x}\)+\(\frac{x}{x+2}\)

2.Cho ΔABC nhọn (AB<AC). Vẽ hai đường cao BE và CF

a) C/m ΔABE∼ΔACF

b) Đường thẳng È và đường thẳng BC cắt nhau tại I. C/m ΔAEF∼ΔABC. Từ đó suy ra HB=ACB

c) Kẽ đường cao AD của ΔABC. C/m BI.CD =BD.CI

Nguyễn Lê Phước Thịnh
20 tháng 6 2020 lúc 11:59

Bài 1:

a) Ta có: a≤b(gt)

⇔2019a≤2019b(nhân cả hai vế của bất đẳng thức cho 2019)

⇔2019a+(-2020)≤2019b+(-2020)(cộng cả hai vế của bất đẳng thức cho -2020)

hay 2019a-2020≤2019b-2020(đpcm)

b) Ta có: \(1+\frac{1+x}{3}\le\frac{3x-2}{2}\)

\(\Leftrightarrow\frac{6}{6}+\frac{2\left(1+x\right)}{6}\le\frac{3\left(3x-2\right)}{6}\)

\(\Leftrightarrow6+2\left(1+x\right)\le3\left(3x-2\right)\)

\(\Leftrightarrow6+2+2x\le9x-6\)

\(\Leftrightarrow8+2x-9x+6\le0\)

\(\Leftrightarrow-7x+14\le0\)

\(\Leftrightarrow-7x\le-14\)(cộng hai vế của bất đẳng thức cho -14)

\(\Leftrightarrow x\ge2\)(nhân hai vế của bất đẳng thức cho \(\frac{-1}{7}\) và đổi chiều)

Vậy: S={x|x≥2}

c) ĐKXĐ: x∉{0;-2}

Ta có: \(\frac{x+2}{x}=\frac{x^2+5x+4}{x^2+2x}+\frac{x}{x+2}\)

\(\Leftrightarrow\frac{\left(x+2\right)^2}{x\left(x+2\right)}-\frac{x^2+5x+4}{x\left(x+2\right)}-\frac{x^2}{x\left(x+2\right)}=0\)

Suy ra: \(x^2+4x+4-x^2-5x-4-x^2=0\)

\(\Leftrightarrow-x^2-x=0\)

\(\Leftrightarrow x^2+x=0\)

\(\Leftrightarrow x\left(x+1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=0\left(ktm\right)\\x+1=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=-1\left(tm\right)\)

Vậy: S={-1}

Bài 2:

a) Xét ΔABE và ΔACF có

\(\widehat{AEB}=\widehat{AFC}\)(=900)

\(\widehat{A}\) chung

Do đó: ΔABE∼ΔACF(g-g)

b) Ta có: ΔABE∼ΔACF(cmt)

\(\frac{AB}{AC}=\frac{AE}{AF}\)

hay \(\frac{AB}{AE}=\frac{AC}{AF}\)

\(\frac{AE}{AB}=\frac{AF}{AC}\)

Xét ΔAEF và ΔABC có

\(\frac{AE}{AB}=\frac{AF}{AC}\)(cmt)

\(\widehat{A}\) chung

Do đó: ΔAEF∼ΔABC(c-g-c)

\(\widehat{AFE}=\widehat{ACB}\)(hai góc tương ứng)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Diệp Đoàn Văn
Xem chi tiết
Bảo
Xem chi tiết
Ka Ly Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Nhật
Xem chi tiết
Thanh thao
Xem chi tiết
Sakura
Xem chi tiết
Alice dono
Xem chi tiết
Quang Duy
Xem chi tiết
no no
Xem chi tiết