Bài 2. Cấu tạo cơ thể người

Thủy Lê Thị Thanh

Câu 1:a,Vì sao khi bị tổn thương não phía bên trái thì các cơ quan phía dưới ở bên phải chịu tác động và ngược lại khi bị tổn thương não phía bên phải thì các cơ quan phía dưới ở bên tái chịu tác động?

b,Thế nào là phản xạ có điều kiện ?Thế nào là phản xạ ko có điều kiện ?Mỗi ***** 2 ví dụ.

Câu 2:a,Trình bày tính chất ,vai trò của hoocmôn .

b,Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết .Kể tên một số tuyến nội tiết ,tuyến ngoại tiết .

c,Phân biệt bệnh bướu cổ và bênh bazơđô.

(giúp tui vói mọi người ơi,mai tui thi rùi nè,trân trọng cảm ơn).

B.Thị Anh Thơ
19 tháng 6 2020 lúc 22:46

Câu 1:

a,

- Vận động của cơ thể chịu sự chi phối của bó tháp. Bó tháp đi từ não xuống đến 1\3 dưới hành tủy bắt chéo sang bên đối diện. Do đó 1 nửa bán cầu trái sẽ chi phối vận động nửa người phải và ngược lại.

- Do đó khi tổn thương 1 nửa bán cầu não thì sẽ gây liệt đối bên với bên tổn thương

b,

* Khái niệm

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

- Phản xạ có điều kiện là những phản xạ tự nhiên của động vật bậc cao, là những phản xạ được hình thành ở đời sống cá thể, nó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm của cá thể.

* Ví dụ:

- Khi lưu thông các phương tiện trên đường như xe đạp, xe máy, ô tô,… Các bạn gặp đèn đỏ thì sẽ dừng lại và gặp đèn xanh thì đi bình thường. Đây là phản xạ mà các bạn được thầy cô, bố mẹ dạy trong đời sống hàng ngày.

- Đến mùa đông, các bạn thường mặc nhiều quần áo để không bị lạnh.

- Phản xạ không có điều kiện cũng là kiến thức các bạn học ở Sinh 8. Vậy phản xạ không có điều kiện là gì?

- Phản xạ không có điều kiện là phản xạ tự nhiên của con người hay động vật, hay còn gọi là phản xạ sinh học, nó không cần rèn luyện, học tập, rút kinh nghiệm trong đời sống. Ví dụ:

- Khi chào đời, dấu hiệu đầu tiên để biết đứa trẻ bình thường là khóc. Đây là phản xạ tự nhiên của con người nên nó là phản xạ không có điều kiện.

- Khi các bạn sờ vào vật gì đó nóng thường có phản xạ rụt tay lại. Đây là phản xạ không có điều kiện.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
19 tháng 6 2020 lúc 22:49

Câu 1:

a,

- Vận động của cơ thể chịu sự chi phối của bó tháp. Bó tháp đi từ não xuống đến 1\3 dưới hành tủy bắt chéo sang bên đối diện. Do đó 1 nửa bán cầu trái sẽ chi phối vận động nửa người phải và ngược lại.

- Do đó khi tổn thương 1 nửa bán cầu não thì sẽ gây liệt đối bên với bên tổn thương

b,

* Khái niệm

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

- Phản xạ có điều kiện là những phản xạ tự nhiên của động vật bậc cao, là những phản xạ được hình thành ở đời sống cá thể, nó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm của cá thể.

* Ví dụ:

- Khi lưu thông các phương tiện trên đường như xe đạp, xe máy, ô tô,… Các bạn gặp đèn đỏ thì sẽ dừng lại và gặp đèn xanh thì đi bình thường. Đây là phản xạ mà các bạn được thầy cô, bố mẹ dạy trong đời sống hàng ngày.

- Đến mùa đông, các bạn thường mặc nhiều quần áo để không bị lạnh.

- Khi chào đời, dấu hiệu đầu tiên để biết đứa trẻ bình thường là khóc. Đây là phản xạ tự nhiên của con người nên nó là phản xạ không có điều kiện.

- Khi các bạn sờ vào vật gì đó nóng thường có phản xạ rụt tay lại. Đây là phản xạ không có điều kiện.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
19 tháng 6 2020 lúc 22:52

Câu 2:

a,

- Điều hòa các tuyến sinh lý

- Quá trình trao đổi chất

- Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng

* Vai tro của hoocmon ơ tuyến giáp là giúp tăng cương quá trình trao đổi và chuyển hóa các chất

b,

* So sánh tuyến nội tiết và ngoại tiết

Giống nhau :

- Đây là những tuyến tiết ra hoormon hoặc dịch tiết

- Đều được cấu tạo từ tế bào tuyến

Khác nhau :

1. Tuyến nội tiết :

- Cấu tao : Tế bào tuyến

- Chức năng : Bài tiết hormon ngấm thẳng vào máu

- Ví dụ : tuyến yên

2. Tuyến ngoại tiết

- Cấu tạo : tế bào tuyên

- Chức năng : Tiết ra hormon qua ống dẫn đến cơ quan đích

* Tuyến nội tiết : tuyến yên , tuyến giáp , tuyến thượng thận

* Tuyến ngoại tiết : tuyến nước bọt , tuyến tụy

c,

- Bệnh Bazơđô : Do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết ra nhiều hormon làm tăng cường trao đổi chất , tăng tiêu dùng O2, tăng nhịp tim, người bệnh luôn căng thẳng, hồi hộp, mất ngủ, sút cân.

- Bướu cổ : Thiếu iốt dẫn tới tirôxin không tiết ra làm cho tuyến yên tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến, cổ to ra, mắt lồi do tích nước hay còn gọi là phù nề

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hapa
Xem chi tiết
Ngân Thanh Thanh
Xem chi tiết
bé mèo
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
29.Trịnh Ánh Ngọc 8a16
Xem chi tiết
Yuki Aine
Xem chi tiết
byun aegi park
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Sơn
Xem chi tiết
mai Trương
Xem chi tiết