Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)

Thùy Ái

1 Nội dung cơ bản của chính sách thực dân Pháp đối với VN.Xã hội VN phân hoá như thế nào

2 Nhận xét hành động của Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương không hợp tác với pháp

Giúp mình với mai mình thi rồi

Trúc Giang
19 tháng 6 2020 lúc 14:32

Câu 2:

- Nguyễn Tri Phương đã đối đầu với giặc rất kiên cường anh dũng . Tuy ông bị thực dân Pháp bắt , nhưng ông cự tuyệt, không hợp tác với chúng , rồi bị tuyệt thực đến chết

- Hoàng Diệu đã cố gắng chống giặc Đến trưa , thành mất. Hoàng Diệu đã thắt cổ tự tử để bảo toàn khí tiết

Gương chiến đấu của hai ông đã làm lay động nhiều người noi theo và kiên cường chống giặc như hai ông. Từ đó , em thấy rằng , câu nói của Bác Hồ : "Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn ,..." rất hay , cũng thể hiện tính yêu nước , truyền thống đoàn kết , đánh giặc của nhân dân ta

Bình luận (0)
Thảo Phương
19 tháng 6 2020 lúc 17:22

1. Nội dung cơ bản của chính sách thực dân Pháp đối với VN

* Chính trị:

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Văn hóa - giáo dục:

- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

Xã hội VN phân hoá :

Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Long
Xem chi tiết
Yến Hải
Xem chi tiết
Ductozaki
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Mạnh Hùng
Xem chi tiết
Nguyễn Ngân Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Ngân Trà
Xem chi tiết
Cẩm tú
Xem chi tiết
Anh Quân
Xem chi tiết