Bài 2: Phương trình mặt phẳng

Thu Hoài
Xem chi tiết
Akai Haruma
1 tháng 4 2018 lúc 1:03

Lời giải:

Giả sử \(A=(a,0,0); B=(0,b,0); C=(0,0,c)\)

Phương trình mặt phẳng $(P)$ là:

\(\frac{x}{a}+\frac{y}{b}+\frac{z}{c}=1\) (đây là dạng PTMP theo đoạn chắn rất quen thuộc)

Vì \(M\in (P)\Rightarrow \frac{1}{a}+\frac{2}{b}+\frac{1}{c}=1(*)\)

Ta có:

\(A=\frac{1}{OA^2}+\frac{1}{OB^2}+\frac{1}{OC^2}=\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\)

Áp dụng BĐT Bunhiacopxky có:

\(\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)(1+2^2+1)\geq \left(\frac{1}{a}+\frac{2}{b}+\frac{1}{c}\right)^2\)

\(\Leftrightarrow 6A\geq 1\Leftrightarrow A\geq \frac{1}{6}\). Điểm "min" xảy ra khi : \(\frac{1}{a}=\frac{1}{2b}=\frac{1}{c}\)

Đặt \(\frac{1}{a}=\frac{1}{2b}=\frac{1}{c}=t\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=\frac{1}{t}\\ b=\frac{1}{2t}\\ c=\frac{1}{t}\end{matrix}\right.\). Thay vào \((*)\Rightarrow t=\frac{1}{6}\)

Thay vào ptmp ban đầu suy ra ptmp (P) là:

\(\frac{x}{a}+\frac{y}{b}+\frac{z}{c}=1\Leftrightarrow xt+2yt+zt=1\)

\(\Leftrightarrow \frac{x}{6}+\frac{y}{3}+\frac{z}{6}=1\) hay \(x+2y+z-6=0\)

Bình luận (0)
Nhó
1 tháng 4 2018 lúc 19:57

§2. Phương trình mặt phẳng

Bình luận (0)
Thảo Ryou
Xem chi tiết
Tuấn Đỗ
Xem chi tiết
huy nguyenhuu
Xem chi tiết
Akai Haruma
28 tháng 2 2017 lúc 17:03

Lời giải:

Gọi mặt phẳng cần tìm là \((P)\)

\((P)\parallel Oz\Rightarrow \overrightarrow {n_P}\perp \overrightarrow {Oz}\). Ta cũng tính được \(\overrightarrow {AB}=(-2,5,-2)\)

Biết rằng vecto chỉ phương của \(Oz\)\((0,0,1)\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{n_P}=[\overrightarrow {AB}, \overrightarrow {Oz}]=(5,2,0)\)

Do đó PTMP \((P): 5x+2(y-4)+0(z-1)=0\)

\(\Leftrightarrow 5x+2y-8=0\)

Bình luận (0)
Vuong Vuong
Xem chi tiết
Akai Haruma
22 tháng 2 2017 lúc 16:50

Lời giải:

\(A_1,A_2,A_3 \) là hình chiếu của \(A\) lên các mặt phẳng tọa độ nên :

\(\left\{\begin{matrix} A_1=(-1,2,0)\\ A_2=(-1,0,3)\\ A_3=(0,2,3)\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \overrightarrow {A_1A_2}=(0,-2,3)\\ \overrightarrow {A_1A_3}=(1,0,3)\\ \end{matrix}\right.\)

Vector pháp tuyến của \((A_1A_2A_3):\overrightarrow{n_P}=[\overrightarrow {A_1A_2},\overrightarrow {A_1A_3}]=(-6,3,2)\)

Suy ra PTMP:

\(-6(x-0)+3(y-2)+2(z-3)=0\Leftrightarrow -6x+3y+2z-12=0\)

Bình luận (0)
Phan thu trang
Xem chi tiết
Akai Haruma
11 tháng 2 2017 lúc 0:54

Câu 2)

Giả sử tồn tại MP cố định đó. Gọi PTMP mà \((d_k)\) luôn đi qua là

\((P):a(x-3)+b(y+1)+c(z+1)=0\) $(1)$

Ta chỉ cần xác định được \(a,b,c\) nghĩa là đã chứng minh được sự tồn tại của mặt phẳng cố định đó.

\(d_k\in (P)\forall k\Rightarrow \overrightarrow{u_{d_k}}\perp \overrightarrow {n_P}\)

\(\Rightarrow a(k+1)+b(2k+3)+c(1-k)=0\) với mọi $k$

\(\Leftrightarrow k(a+2b-c)+(a+3b+c)=0\) với mọi $k$

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a+2b-c=0\\ a+3b+c=0\end{matrix}\right.\)

Từ đây ta suy ra \(a=\frac{-5b}{2}\)\(c=\frac{-b}{2}\)

Thay vào \((1)\) và triệt tiêu \(b\) (\(b\neq 0\) bởi vì nếu không thì \(a=c=0\) mặt phẳng không xác định được)

\(\Rightarrow (P): -5x+2y-z+16=0\)

\((d_k)\parallel (6x-y-3z-13=0(1),x-y+2z-3=0(2))\)

\(\Leftrightarrow \overrightarrow {u_{d_k}}\perp \overrightarrow {n_1},\overrightarrow{n_2}\)\(\Rightarrow \overrightarrow{u_{d_k}}\parallel[\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2}]\)

\(\overrightarrow{n_1}=(6,-1,-3);\overrightarrow{n_2}=(1,-1,2)\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{u_{d_k}}\parallel(-5,-15,-5)\) hay \(\frac{k+1}{-5}=\frac{2k+3}{-15}=\frac{1-k}{-5}\Rightarrow k=0\)

Bình luận (0)
Akai Haruma
11 tháng 2 2017 lúc 0:56

Câu 1 mình đặt ẩn nhưng dài quá nhác viết, với lại mình thấy nó không hay và hiệu quả. Mình nghĩ với cách cho giá trị AB,CD cụ thể thế kia thì chắc chắn có cách nhanh gọn hơn. Nếu bạn có lời giải rồi thì post lên cho mình xem ké với.

Bình luận (1)
Phan thu trang
Xem chi tiết
Akai Haruma
30 tháng 1 2017 lúc 23:44

Bài 1:

Gọi tọa độ của \(A=(0,0,a)\)\(B=(m,n,p)\)

Vì $(P)$ vuông góc với $(d)$ nên \(\overrightarrow {n_P}=\overrightarrow {u_d}=(2,-1,1)\) kết hợp với $(P)$ chứa $A$ nên PTMP: \((P):2x-y+z-a=0\)

Ta có \(B\in (P)\Rightarrow 2m-n+p-a=0(1)\)

Mặt khác \(B\in (d')\Rightarrow \frac{m-1}{1}=\frac{n}{2}=\frac{p+2}{1}=t\Rightarrow \left\{\begin{matrix} m=t+1\\ n=2t\\ p=t-2\end{matrix}\right.\)

Thay vào $(1)$ ta thu được $t=a$

\(\Rightarrow AB=\sqrt{m^2+n^2+(p-a)^2}=\sqrt{(a+1)^2+(2a)^2+4}=\sqrt{5a^2+2a+5}\geq \frac{2\sqrt{30}}{5}\Leftrightarrow a=\frac{-1}{5}\)

Có nghĩa là để $AB$ min thì $a=\frac{-1}{5}$

Vậy PTMP: \(2x-y+z-\frac{1}{5}=0\)

Bình luận (0)
Akai Haruma
31 tháng 1 2017 lúc 1:12

Câu 2:

Thay toạ độ $A$ và $B$ vào $(P)$ có \([3.1-4(-1)+2-1](3.3-4.0+1-1)>0\) nên $A,B$ cùng phía so với $(P)$

Lấy $A'$ đối xứng với $A$ qua $(P)$ \(\Rightarrow MA=MA'\Rightarrow MA+MB=MA'+MB\geq A'B\)

Do đó \((MA+MB)_{\min}\Leftrightarrow A',M,B\) thẳng hàng

Biểu thị $(d)$ là đường thẳng chứa đoạn $AA'$.

Hiển nhiên \((d)\perp (P)\Rightarrow \overrightarrow{u_d}=\overrightarrow {n_P}=(3,-4,1)\)

Kết hợp với $A\in (d)$ nên \(d:\frac{x-1}{3}=\frac{y+1}{-4}=\frac{z-2}{1}=t\)

Khi đó gọi \(H\equiv AA'\cap (P)\). Dễ có \(H=(\frac{1}{13},\frac{3}{13},\frac{22}{13})\)

Lại có $H$ là trung điểm của $AA'$ nên tọa độ của $A'$ là

\(\left\{\begin{matrix} x_{A'}=2x_H-x_A=\frac{-11}{13}\\ y_{A'}=2y_H-y_A=\frac{19}{13}\\ z_{A'}=2z_H-z_A=\frac{18}{13}\end{matrix}\right.\)

Khi đó ta dễ dàng viết được PTĐT chứa $A'B$ là \(\frac{13(x-3)}{50}=\frac{13y}{19}=\frac{13(z-1)}{5}\)

Tọa độ của $M$ là nghiệm của hệ

\(\left\{\begin{matrix} \frac{13(x-3)}{50}=\frac{13y}{19}=\frac{13(z-1)}{5}\\ 3x-4y+z-1=0\end{matrix}\right.\Rightarrow M(\frac{-213}{79},\frac{-171}{79},\frac{34}{79})\)

.

Bình luận (0)
Phan thu trang
Xem chi tiết
Akai Haruma
23 tháng 1 2017 lúc 22:51

Lời giải

Gọi $H$ là hình chiếu của $O$ xuống mặt phẳng $(P)$

Khi đó, hiển nhiên tam giác $HOA$ là tam giác vuông tại $H$

\(\Rightarrow d(O,(P))=OH\leq OA\). Do đó để khoảng cách từ $O$ đến mặt phẳng $(P)$ là lớn nhất thì \(H\equiv A\) \(\Rightarrow \overrightarrow{OA}\perp (P)\)

Gọi \(\overrightarrow {n_P}\) là vector pháp tuyến của $(P)$. Ta có ngay\(\overrightarrow {n_P}=\overrightarrow {OA}=(2;1;-1)\)

Vậy ta có PTMP $(P)$ là: \(2(x-2)+y-1-1(z+1)=0\Leftrightarrow 2x+y-z-6=0\)

Bình luận (0)
Thu Dao Nguyen
Xem chi tiết
Ntt Hồng
Xem chi tiết
Đỗ Đại Học.
12 tháng 4 2016 lúc 20:34

2 mp (P) và (Q) // với nhau.→vecto pháp tuyến của mp này cũng là vecto pt của mặt phẳng kia, tìm vecto pt của một trong hai mặt phẳng bằng cách tìm đoạn vuông góc chung của 2 đường thẳng d1 và d2.

Bình luận (0)