Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
A Thuw
Xem chi tiết
Ẩn danh
Xem chi tiết
có ny á  ^^
25 tháng 11 lúc 19:45

Tham Khảo : 

 

Trong câu chuyện "Người ăn xin" của Tuốc-ghê-nép, nhân vật "tôi" là một nhân vật rất đặc biệt, thể hiện sự nhạy cảm, tình cảm và sự ân cần đối với người khác. Dù là một người trẻ tuổi, "tôi" đã có những suy nghĩ và hành động thể hiện lòng trắc ẩn sâu sắc, đặc biệt là trong mối quan hệ với người ăn xin. Cùng phân tích rõ hơn về nhân vật "tôi" qua hành động và tâm trạng của nhân vật này trong câu chuyện.

Trước hết, nhân vật "tôi" là một người trẻ tuổi, lần đầu tiên gặp người ăn xin già yếu. Khi nhìn thấy người ăn xin với vẻ ngoài tả tơi, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa và đôi môi tái nhợt, "tôi" cảm thấy xót xa và ái ngại. Tình cảm của "tôi" lúc này là một sự cảm thông sâu sắc. Tuy nhiên, khi người ăn xin chìa tay xin tiền, "tôi" đã không thể giúp đỡ ông vì trong túi không có gì cả. Hành động tìm kiếm trong túi nhưng không có tiền, không có bất cứ vật gì có thể cho ông là một chi tiết thể hiện sự bất lực của nhân vật "tôi". Điều này cho thấy "tôi" là một người có tấm lòng tốt, nhưng hoàn cảnh không cho phép "tôi" làm gì nhiều hơn để giúp đỡ.

Tuy không thể cho người ăn xin tiền bạc hay vật chất, nhưng thay vào đó, "tôi" đã cho ông một thứ khác, đó là sự chia sẻ, sự đồng cảm. "Tôi" đã nắm chặt tay người ăn xin, không phải chỉ để cảm ơn hay an ủi, mà như một cách để truyền tải tình cảm, để ông cảm thấy rằng mình không cô đơn trong cuộc sống này. Đoạn đối thoại giữa "tôi" và người ăn xin: "Xin ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả" và phản ứng của người ăn xin: "Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi" cho thấy rằng, sự chân thành và tình cảm trong hành động của "tôi" chính là món quà quý giá mà người ăn xin cần. Đây là một tình huống cảm động, khi "tôi" nhận ra rằng dù không có vật chất để cho đi, nhưng chính sự sẻ chia, sự thấu hiểu và tình người mới là thứ quan trọng nhất.

Mặc dù "tôi" không thể giúp đỡ người ăn xin bằng cách cung cấp tiền bạc hay vật phẩm, nhưng qua câu nói của người ăn xin: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi," chúng ta nhận ra rằng tình yêu thương, sự quan tâm và lòng tốt của "tôi" là những thứ vô giá. Nhân vật "tôi" không chỉ giúp đỡ người ăn xin về mặt vật chất mà còn giúp ông về mặt tinh thần, cho ông một cảm giác được quan tâm và tôn trọng.

Cuối cùng, nhân vật "tôi" nhận ra một bài học sâu sắc từ cuộc gặp gỡ này: "Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão." Đây là một sự thấu hiểu lớn, cho thấy rằng trong những khoảnh khắc như thế này, người cho và người nhận không hề có sự phân biệt. Tình người, sự cảm thông và lòng tốt không phải chỉ là một hành động vật chất, mà là sự kết nối tinh thần giữa hai con người. Chính "tôi" cũng nhận được sự an ủi và giá trị tinh thần từ cuộc gặp gỡ này.

Nhân vật "tôi" trong câu chuyện là một hình mẫu của người có lòng nhân ái, biết sẻ chia và thấu hiểu. Tuy không thể giúp đỡ người ăn xin về mặt vật chất, nhưng "tôi" đã cho ông sự đồng cảm và tình thương. Đây là bài học về giá trị tinh thần, sự quan tâm lẫn nhau trong cuộc sống, cho thấy rằng đôi khi những thứ vô hình như lòng tốt, sự quan tâm lại là món quà quý giá hơn cả vật chất.

Thành Long Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Hoàng Anh Thư
Xem chi tiết
có ny á  ^^
24 tháng 11 lúc 16:30

Tham Khảo : 

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc của mỗi con người đối với Tổ quốc của mình. Đây không chỉ là sự gắn bó, trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng đất nước. Lòng yêu nước không phải là thứ tình cảm dễ dàng có được, mà là kết quả của một quá trình nhận thức sâu sắc về lịch sử, về những hy sinh của ông cha ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Lòng yêu nước thể hiện ở những hành động cụ thể như góp phần xây dựng xã hội, bảo vệ môi trường, tôn trọng pháp luật và tham gia vào các công cuộc phát triển đất nước. Đặc biệt, trong những lúc đất nước gặp khó khăn, như trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, lòng yêu nước trở thành ngọn lửa thôi thúc mọi người đứng lên bảo vệ sự toàn vẹn của Tổ quốc. Tuy nhiên, lòng yêu nước không chỉ thể hiện qua những hành động lớn lao mà còn qua những cử chỉ, hành động nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, mỗi cá nhân yêu nước cũng thể hiện qua việc học tập chăm chỉ, làm việc tốt, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Chính từ những hành động nhỏ ấy, lòng yêu nước sẽ được nhân rộng và lan tỏa. Vì vậy, lòng yêu nước không chỉ là tình cảm, mà là hành động, là sự cống hiến thiết thực cho sự nghiệp chung của cả dân tộc.

Ẩn danh
Xem chi tiết
AESRDTFY
23 tháng 11 lúc 20:27

không có nhân vật em yêu thích

Ẩn danh
Xem chi tiết
Ẩn danh
Ẩn danh
Ngô Huyền Trân
Xem chi tiết
Ngô Huyền Trân
Xem chi tiết
Tui hổng có tên =33
20 tháng 11 lúc 20:05

Tham khảo ạ:

Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có những kỉ niệm về quê hương thân yêu, nơi chôn rau cắt rốn của mình, mỗi khi nhớ về đầu tiên ta sẽ nhớ những gì thân thuộc nhất như: gốc đa nơi chơi trốn tìm, hay những buổi trưa nắng nô đùa dưới những bóng râm,… có rất nhiều nơi để nhớ. Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về người thầy đầu tiên của mình, thầy Đuy-sen tận tụy, thân thương cùng nhiều kỉ niệm đẹp những thời niên thiếu.

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-na, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Với An-tư-nai, cô nhớ mãi về câu nói đầu tiên của thầy: “Các em cứ gọi ta là thầy, các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả...?”

Thầy Đuy-sen là đoàn viên Thanh niên Cộng sản, với trái tim yêu thương mênh mông, với nhiệt tình say mê đã đem ánh sáng Cách mạng tháng Mười Nga đến với tuổi thơ miền núi hẻo lánh xa xôi. Thầy Đuy-sen và cô học trò người dân tộc An-tư-nai bé bỏng, tội nghiệp hiện lên trên trang văn trong sáng, nhẹ nhàng của Ai-ma-tốp đã để lại bao rung động bồi hồi trong lòng ta một thời cắp sách.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bêbết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học.

Không chỉ dạy học, thầy Đuy-sen năm ấy còn cõng từng em nhỏ qua con suối bao mùa mưa nắng, bất kể rét buốt của mùa đông. Ngay cả khi đám cưỡi ngựa trêu đùa, chế giễu thiếu tôn trọng, người thầy này vẫn nhẹ nhàng và chỉ để tâm đến sự an toàn của đám học trò nhỏ. Thầy đi chân không, làm không ngơi tay, khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. Thầy xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi vô cùng chu đáo, tận tâm, thể hiện tình cảm yêu thương học trò.

Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.