Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhàn Võ Thanh
Xem chi tiết

a)Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến này bởi mỗi nền văn hoá đều là một công trình đồ sộ đáng để tiếp thu. Mỗi nơi, mỗi vùng đều có một nên văn hoá riêng biệt vậy nên không thể đánh giá đâu là nền văn hoá nhỏ-nền văn hoá lớn, mỗi bên là các nét đặc trưng ,những điều khác biệt nên học hỏi, tiếp thu. 

b) Em không tình với ý kiến này. Điều đó chỉ thể hiện sự tự ti, khiếm khuyết của mỗi cá nhân về ngôn ngữ mẹ đẻ, và trên hết là sự tự ti về dân tộc. Cần phải có ý thức khi giao tiếp với người khác và trước hết là không lạm dụng việc pha trộn tiếng nước ngoài .

Chanh Xanh
9 tháng 11 lúc 14:40

a) đồng ý vì mỗi văn hóa của các dân tộc trên thế giới đều như nhau

b)không dồng ý vì học nhiều ngôn ngữ giúp  mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hòa nhập và phát triển, trở thành công dân toàn cầu

Phan Văn Toàn
10 tháng 11 lúc 7:06

a)Em đồng ý vì,mỗi dân tộc mỗi nơi đều có nền văn hóa khác nhau

b)Em không đồng ý với ý kiến này vì sử dụng nhiều ngôn ngữ như một sự không tôn trọng với mỗi ngôn ngữ của dân tộc đó

Phan Văn Tấn
Xem chi tiết

Một vài món ăn truyền thống có thể kể đến là:

-Bánh chưng

-Bánh trôi nước

-Thịt đông

-Cá kho tộ

-Phở

-Bún bò Huế

-Lạp xưởng

-Canh cua

-Canh chua

-Bánh đúc

-Lẩu mắm

-Bánh ít lá gai

-Chả lụa

-Bánh tẻ

-Cơm lam

-Cơm tấm

-Bánh xèo

........

Phan Văn Tấn
Xem chi tiết
Chanh Xanh
4 tháng 11 lúc 21:54

Ăn lắm thì nghèo, ngủ nhiều thì khó.

Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn.

Làm biếng chẳng ai thiết, siêng việc ai cũng chào mời.

 

Trái sự cần cù, sáng tạo là sự lười biếng; ca dao nói về sự lười biếng:

-Lười như mèo ngồi cửa, chờ người cho mỡ

-Người lười thì nghèo, người siêng thì giàu

-Cái lười là cái bệnh, ai cũng cần phải lo

........

Cách nhận biết:

-Câu ca dao về sự lười biếng thường mang tính phê phán, khuyên răn

-Các câu ca dao thường thể hiện thái độ nghiêm túc về việc cần chăm chỉ, nỗ lực

-Nội dung phê phán những người không chịu nỗ lực, chỉ biết chờ đợi

..........

có ny á  ^^
5 tháng 11 lúc 6:38

Những câu ca dao trái với cần cù sáng tạo  thường mang thông điệp tiêu cực, khuyến khích sự thụ động hoặc thiếu trách nhiệm trong cuộc sống.

Phan Văn Tấn
Xem chi tiết
Chanh Xanh
4 tháng 11 lúc 21:41

Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

+ Tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết; tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác; làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình;

+ Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hoà hợp và tăng cường tình hữu nghị, hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng:

+ Giúp mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hòa nhập và phát triển, trở thành công dân toàn cầu;

+ Phát huy được bản sắc của dân tộc mình và mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác.

 

Nhận định: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là việc công nhận và đánh giá cao sự khác biệt trong văn hóa, phong tục, ngôn ngữ, tôn giáo và lối sống của các nhóm dân tộc khác nhau. Tôn trọng sự đa dạng không chỉ là nghĩa vụ đạo đức mà còn góp phần tạo nên một xã hội hòa bình, công bằng và phát triển bền vững

Việc làm đúng:

-Tạo điều kiện cho các nhóm dân tộc khác nhau tham gia vào các hoạt động cộng đồng, chính trị và kinh tế=>  giúp xây dựng một xã hội đoàn kết, nơi mọi người đều có cơ hội bình đẳng

-Lên án mọi hành vi phân biệt dựa trên sắc tộc, tôn giáo hay văn hóa=> tạo ra một môi trường an toàn và công bằng cho tất cả mọi người

-Hỗ trợ việc bảo tồn các giá trị văn hóa, ngôn ngữ và phong tục của các dân tộc=>  giúp giữ gìn bản sắc và sự khác biệt

.........

Việc làm sai:

-Có những hành vi, lời nói hoặc chính sách mang tính phân biệt đối xử với các nhóm dân tộc khác nhau=> tạo xung đột, mất an ninh-an toàn xã hội

-Áp đặt một nền văn hóa lên các dân tộc khác, buộc họ phải từ bỏ bản sắc văn hóa của mình=> gây tổn hại cho các nhóm thiểu số và dẫn đến mai một văn hóa

- Đưa ra những quan điểm cho rằng chỉ có một nền văn hóa là ưu việt và các nền văn hóa khác là thấp kém=> phủ nhận tất cả những đóng góp mà các nền văn hóa khác mang lại, ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết trong xã hội

...........

có ny á  ^^
5 tháng 11 lúc 6:36

Nhận định : Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là một trong những giá trị cốt lõi trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và công bằng. Sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và phong tục tập quán giữa các dân tộc không chỉ làm phong phú thêm bức tranh nhân loại mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. 

Việc làm đúng : 

-  Khuyến khích giao lưu văn hóa

-  Bảo vệ quyền lợi và bản sắc văn hóa

-  Giáo dục về đa dạng văn hóa 

......................................................

Việc làm sai : 

- Phân biệt đối xử 

- Xóa bỏ bản sắc văn hóa 

- Thiếu hiểu biết và thông cảm 

.............................................

linh khánh
Xem chi tiết
Lemon Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Khánh
29 tháng 10 lúc 17:50

`a`)`-` Theo em , lời nói của A như vậy là chưa đúng vì ''làm nhóm'' là công việc chung của tất cả mọi người , còn A nói vậy đang thể hiên thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác trong quá trình hoàn thành công việc chung . Điều này cũng nói lên A là một con người thiếu trách nhiệm , thiếu tích cực trong việc học tập và hoàn thành nhiệm vụ .

`b`)`-` Nếu em là B , em sẽ nói :'' Dù trong nhóm mình đã có H là người có kết quả học tập tốt nhưng ''làm nhóm'' là mỗi người trong chúng ta cần có trahcs nhiệm để hoàn thành công việc , chung tay đóng góp để nh9oms có kết quả tốt nhất có thể . Chứ chúng ta không nên ỷ lại vào H !''

 

Lemon Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Khánh
29 tháng 10 lúc 17:45

`-` Em không đồng tình với ý kiến này

`-` Vì mỗi dân tộc đều có nhiều nét văn hóa đặc trưng , đa dạng và nhiều nét đẹp khác nhau , việc học hỏi thêm các nền văn hóa , tiếp thu một cách có chọn lọc sẽ khiến văn hóa cảu dân tộc ta thêm đa dạng , phát triển theo chiều hướng tích cực .

 

Lemon Nguyễn
Xem chi tiết

Truyền thống uống nước nhớ nguồn

-Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ nổi tiếng thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Uống nước nhớ nguồn là lời răn dạy về lòng biết ơn, trân trọng những thành quả do thế hệ trước tạo dựng và ý thức trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị đó

Một truyền thống khác của người Việt là tôn sư trọng đạo

Minh chứng: 

-Để bày tỏ sự biết ơn, người Việt Nam có Ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20 tháng 11

-Các trường học thường tổ chức buổi lễ tri ân với các tiết mục văn nghệ, bài phát biểu, và tặng hoa cho thầy cô, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng

-Học sinh, sinh viên từ khắp nơi thường về thăm thầy cô cũ để ôn lại kỷ niệm và bày tỏ lòng tri ân

.....

Quang Tònn Phùng
Xem chi tiết
tran trong
28 tháng 10 lúc 15:39

Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao gồm:

Lòng yêu nước: Từ thời kỳ giữ nước, người Việt Nam đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn qua các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Giá trị này tạo nên sự đoàn kết, kiên cường, và ý chí vươn lên của dân tộc, giúp đất nước vượt qua khó khăn và thách thức.

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái: Người Việt Nam luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau, đặc biệt là trong những lúc khó khăn, thiên tai, hoặc dịch bệnh. Tinh thần này gắn kết cộng đồng và tạo ra sự ấm áp trong xã hội, đồng thời củng cố tình cảm làng xóm, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

Tinh thần hiếu học: Người Việt Nam từ lâu đã đề cao việc học tập, coi "hiền tài là nguyên khí quốc gia." Tinh thần hiếu học giúp đất nước phát triển tri thức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra những giá trị văn hóa, khoa học quý báu cho xã hội.

Truyền thống tôn sư trọng đạo: Người Việt luôn kính trọng thầy cô và coi trọng việc học hỏi từ người đi trước. Giá trị này giúp thế hệ trẻ biết ơn và trân trọng công lao của người thầy, thúc đẩy môi trường giáo dục tích cực và nhân văn.

Lòng hiếu thảo và kính trọng ông bà, tổ tiên: Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên, nhớ về cội nguồn và kính trọng bậc sinh thành. Giá trị này giúp duy trì mối liên kết giữa các thế hệ, giữ gìn đạo đức và phong tục gia đình.

Nguyễn Thanh Thuý
Xem chi tiết
Chanh Xanh
27 tháng 10 lúc 19:37

Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng:

+ Tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết; tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác; làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình;

+ Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hoà hợp và tăng cường tình hữu nghị, hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

 

Phải tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới vì: 

-Khi chúng ta tôn trọng sự khác biệt, chúng ta dễ dàng chung sống hòa hợp và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người

-Tôn trọng sự đa dạng văn hóa là tôn trọng quyền con người của từng cá nhân và cộng đồng

-Tôn trọng sự khác biệt giúp giảm xung đột, khuyến khích sự đoàn kết và hợp tác giữa các dân tộc

-Mỗi nền văn hóa đều có những giá trị, truyền thống, và lối sống riêng, giúp làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại

-Mỗi nền văn hoá đều là một công trình đồ sộ đáng để tiếp thu. Mỗi nơi, mỗi vùng đều có một nên văn hoá riêng biệt, mỗi bên là các nét đặc trưng ,những điều khác biệt nên học hỏi và tôn trọng

.....

Những điều em cần làm:

-Luôn có thái độ cởi mở và sẵn lòng học hỏi từ những góc nhìn khác biệt

-Sử dụng ngôn từ thân thiện, tôn trọng và không gây tổn thương cho người khác (tránh sử dụng các ngôn từ phân biệt, kì thị,..)

-Không mang các nền văn hóa ra so sánh vì mỗi nơi, mỗi vùng đều có một nên văn hoá riêng biệt vậy nên không thể đánh giá cái nào là tốt hơn

- Ủng hộ các hoạt động bảo vệ văn hóa truyền thống của các dân tộc, đặc biệt là những dân tộc thiểu số

-Thay vì đặt người khác vào khuôn mẫu, hãy tôn trọng và đối xử công bằng với tất cả mọi người

.........