Văn bản ngữ văn 8

Long Luyen Thanh
Xem chi tiết
Bé Của Nguyên
13 tháng 11 2017 lúc 20:54
4 tháng 11 lúc 20:38 trong những kỉ niệm của em thì kỉ niệm ngày NGVN 20-11 là ngày mà e ko thể nào quên . Nó đã để lại cho e nhiều điều thú vị và đặc biệt là 1 bài học đáng nhơ. Em vốn là 1 hs khá giỏi trong lớp , được thầy yêu bạn mến , nhưng em lại rất lạnh lùng và vô tâm . Vào ngày 20-11 , em mang 1 bó hoa lớn và 1 món quà cũng lớn đến tặng cô Yến - GVCN lớp e , ai nhìn món quà cũng phải trầm trồ khen ngợi , em rất lấy làm hãnh diện . Các bạn hs khác cũng ùa vào tặng hoa cho các thầy cô . Bỗng Nhi- đứa bạn thân của em nói :'' Mày không tặng quà các thầy cô giáo khác à ? Sao mày tặng mỗi cô Yến thôi tek ?'' . Em nghe Nhi nói tek thì ra vẻ không hài lòng : '' Ôi dào ! Việc j phải tặng các thầy cô khác , thầy cô chỉ là dạy bộ môn có phải chủ nhiệm đâu mà tặng '' . Nghe em nói tek , cô Yến liền đến cạnh em và bảo '' Sao lại không phải tặng chứ e , các thầy cô cũng có công dạy mk kiến thức thì mk cũng phai đền đáp lại công ơn của thầy cô chứ 1 Nếu em ứng xử như z thì e là 1 hs vô lễ đó , e biết ko ? Em nhìn kìa , như cô Linh đó , cô chỉ là giáo viên dạy âm nhạc mà cô được hs qusy mến , được tặng rất nhiều hoa . Đó chính là lòng biết ơn của các bạn hs đv cô đó '' . Nghe cô nói mà e cảm thấy cay cay ở khóe mắt , e tự trách bản thân tại sao lại có những hành động như z . Không cần suy nghĩ thêm nữa , em vội chạy thật nhanh về phía cửa hàng bán hoa mua thật nhiều hoa để tặng thầy cô giáo . Làm xong , em cảm thấy thật tự hào và vui . Ngày hôm ấy là ngày mà e không thể nào quên dk
Bình luận (2)
Chí Tiến
Xem chi tiết
Bé Của Nguyên
12 tháng 11 2017 lúc 20:33

Đảo ngược tình huống truyện 2 lần :

- Giôn xi tưởng rằng sẽ lìa đời giống như chiếc lá kia , nhưng ko cô vẫn sống ,ko những tek cô còn khao khát sống và dk vẽ

- Cụ Bơ men nghic rằng cụ vẫn sống nhưng cuối cùng cụ đã qua đời vì bệnh sưng phổi

Bình luận (0)
Lưu Mỹ Hạnh
13 tháng 11 2017 lúc 7:36

Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần:

Lần 1: Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng và không muốn sống nữa. Cô tự ví mình như chiếc lá thường xuân và tự nhủ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng buông xuôi, lìa đời. Chiếc lá cuối cùng không rụng, điều đó khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô muốn được sống và cảm thấy muốn chết là một cái tội--> cô khỏi bệnh.

Lần 2: Cụ Bơ-men là một người khỏe mạnh, biết được suy nghĩ ấy của Giôn-xi cụ đã thức suốt đêm vẽ chiếc lá và bị sưng phổi--> cụ mất.

Bình luận (0)
nguyễn thị hoàng lan
Xem chi tiết
vũ thị tường vi
12 tháng 11 2017 lúc 19:42

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi.

Bình luận (4)
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
21 tháng 1 2018 lúc 19:45
1. Kiệt tác của Cụ Bơ men
- Khi nghe Xiu kể về chuyện của Giôn xi với những chiếc lá trên cây thường xuân, cụ Bơ men và Xiu “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.
Cụ đã “sợ sệt” cho mạng sống của Giôn xi khi thấy trên cây chỉ còn trơ lại vài chiếc lá.Và trong lúc ngồi lặng lẽ, “chẳng nói năng gì”, Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ, “chẳng nói năng gì” ấy của Cụ.
- Trong đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá thường xuân cuối cùng dã rụng, cụ Bơ men đã chịu mưa rét, cầm đèn, leo thang để vẽ một chiếc lá trên bức tường.Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi, nhưng lại cướp đi mạng sống của Cụ Bơ men vì bệnh sưng phổi.
- Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men . Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống : “ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”, giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật.
- Nhưng quan trọng hơn chiếc lá của cụ Bơ men là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn xi. Chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương yêu bao la và long hy sinh cao cả của Cụ Bơ men. Thật xúc động khi hình dung ông cụ trong đêm mưa gió tơi bời đã bắc thang leo lên độ cao hơn 6m để vẽ chiếc lá trên tường.
- Việc nhà văn bỏ qua không kể chuyện cụ Bơ men vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết có có hiệu quả làm tăng tính kịch tính của truyện, tạo bất ngờ cho Giôn xi và cả Xiu, và gây hứng thú bất ngờ cho người đọc.

2. Tình yêu thương của Xiu
- Xiu rất thương Giôn xi, cô lo sợ không biết mình sẽ ra sao nếu Giôn xi chết đi.
- Đối với Giôn xi, Xiu tận tình chăm sóc, chiều chuộng, chỉ trừ một việc : Xiu làm một cách chán nản khi Giôn xi muốn kéo chiếc mành lên để nhìn thấy cây thường xuân.Chính chi tiết này chứng tỏ Xiu không biết gì về ý định của Cụ Bơ men cả.Vì thế khi nhìn thấy chiếc lá duy nhất trên cây, Xiu vô cùng buồn bã và lo lắng vì nghĩ rằng cái chết của Giôn xi đã đến cận kề khi chiếc lá cuối cùng kia rụng xuống.
- Đó chính là sự hấp dẫn của tác phẩm, nếu để Xiu biết ý định của Cụ Bơ men thì chúng ta sẽ không thể đọc được những dòng chữ mưu tả tâm trạng Xiu đầy lo lắng, yêu thương, và thấm đẫm tình người như vậy.

3. Diễn biến tâm trạng của Giôn xi
- Được mưu tả qua hai lần kéo mành. Kéo mành lần thứ nhất, thấy chỉ còn một chiếc lá , người đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá cả một ngày, một đêm hôm ấy.Và sang hôm sau, kéo mành lần thứ 2, người đọc không biết chiếc lá có còn không và số phận của Giôn xi sẽ ra sao?
- Riêng với Giôn xi, cả hai lần kéo mành cô đều lạnh lung, thản nhiên chờ đón cái chết.Cô đã chuẩn bị sẵn sang cho chuyến d9i xa đầy bí ẩn của mình.Cô nghĩ rằng “ Hôm nay nó sẽ rụng thôi, và cùng lúc đó em sẽ chết”.Cô cảm nhận được sợi dây rang buộc cô với tình bạn, với thế giới xung quanh như đang lơi lỏng dần…
- Lần kéo mành thứ 2 , cô “ không ngờ chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. “Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”.Và trong khoảng thời gian ấy đã diễn ra sự hồi sinh kì diệu trong tâm hồn của Giôn xi.Cô nhận ra sự gan góc của chiếc lá bé nhỏ ngoài kia.Dù phải đương đầu với gió mưa, bão táp, dù nó chỉ còn lại một mình trên cây thường xuân, Dù một phần rìa lá đã ngả sang màu vàng úa… nhưng chiếc lá vẫn kiên cường, chống chọi lại số phận, vẫn bám trụ trên cành, thì tại sao? Tại sao con người lại không thể kiên cường và bám trụ?Tại sao con người lại yếu đuối, lại buông xuôi đầu hàng cho số phận, đánh mất đi ý chí và nghị lực sống của chính bản thân mình????

4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần là một đặc điểm nổi bật trong chiếc lá cuối cùng.
- Người đọc thương cảm lo lắng cho Giôn xi khi thấy cái chết của nàng sắp cận kề. Nhưng kết thúc truyện, tình huống bỗng đảo ngược : Giôn xi trở lại yêu đời, khỏe mạnh, ham sống, thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo…làm cho Xiu và người đọc rất bất ngờ và cảm thấy nhẹ nhõm.
- Đảo ngược tình huống lần thứ 2 là : Cụ Bơ men đang khỏe mạnh, đến cuối truyện bỗng chết vì sưng phổi, lần này khiến cho người đọc lại một lần nữa bất ngờ, nhưng cảm động.
Bình luận (2)
Ham Học Hỏi
23 tháng 1 2018 lúc 20:11

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

Bình luận (1)
Mỹ Tâm Lê Thị
Xem chi tiết
Trinh Mii
12 tháng 11 2017 lúc 18:59

Chúng ta được biết truyện vừa Nỵười thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà vãn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan Ai-ma-tốp. Tác phẩm viết về tình thầy trò cao đẹp, từ đó ca ngợi sức sống dẻo dai, sự vươn lên mạnh mẽ của một lớp người tuổi trẻ trên đất nước Cư-rơ-gư-xtan những năm hai mươi của thế kỉ trước. Tiêu biểu cho lớp người ấy là thầy giáo Đuy-sen và cô học trò An-tư-nai. Trong truyện có chi tiết đặc sắc: Một hôm thầy Đuy-sen mang về trường hai cây phong và nói với An-tư-nai : "Hai cây phong này, thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt...". Qua thời gian học tập, rèn luyện và đấu tranh, cô bé An-tư-nai nghèo khổ đã trở thành một Viện sĩ khoa học tài giỏi. Cũng qua thời gian và mưa nắng, hai cây phong cũng lớn dần lên thành hai cây cổ thụ đứng sừng sững ở đầu làng, đem lại cho dân làng, nhất là cho các em nhỏ, thế hộ sau của thầy trò Đuy-sen biết bao niềm vui trong sáng. Đoạn trích Hai cây phong, thuộc phần đầu tiên của thiên truyện Người thầy đầu tiên đưa người đọc vào thời gian hiện tại sau rất nhiều năm thầy Đuy-sen dạy và cô bé An-tư-nai học tập. Tuy không được biết những nội dung, ý nghĩa cụ thể của tác phẩm, nhưng đọc đoạn trích mà sách Ngữ vân 8 giới thiệu, chúng ta vẫn cảm nhận được một phần tài năng sáng tạo của nhà văn, vẻ đẹp đặc sắc của hình ảnh hai cây phong, nhất là vẻ đẹp tâm hồn của lớp trẻ, sự gắn bó giữa cãy và người thuộc thế hộ nối tiếp bước đi của Người thầy đầu tiên. "Ngọn cây và tầm nhìn", phải chăng đấy là ý nghĩa bao trùm mà người đọc có thể cảm nhận được từ đoạn trích này. Đoạn văn được viết bàng ngòi bút miêu tả xen lẫn tự sự, thời gian hiện tại xen lẫn hồi tưởng quá khứ, nhân vật "chúng tôi" song song, đổng hiện với nhân vật "tôi" cùng tâm sự, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc với người đọc. Do đó, ngổn từ, hình ảnh cứ chấp chới bay lượn, lúc ẩn, lúc hiện, lúc thực, lúc mờ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên, những trò vui tuổi trẻ được kể lại, những cảm xúc dạt dào, những suy nghĩ lắng sâu,... từng dòng, từng dòng ngân lên.
Đó Bạn.........chúc bạn học tốt nhahihi

Bình luận (1)
Mỹ Tâm Lê Thị
Xem chi tiết
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Linh Phương
12 tháng 11 2017 lúc 18:28

Mỗi khi nói chuyện, với ông giáo hay với con Vàng, lão Hạc đều nhắc đến cậu con trai của mình. Lão nhớ con, trông mong ngày con trở về. Nhớ con bao nhiêu, lão chắt chiu dành dụm cho con bấy nhiêu. Mảnh vườn vợ chồng lão ki cóp cả đời mới mua được, lão để lại cho con, tiền thu được từ mảnh vườn ấy cũng để dành đợi ngày con trai cưới vợ. Đến khi ốm đau không làm được việc gì, phải tiêu vào tiền tiết kiệm cho con, lão dằn vặt “bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”. Vì vậy, dù yêu quý con Vàng, lão cũng phải bán đi để không phạm vào vào số tiền ấy. Lão Hạc nghèo khổ, bất hạnh nhưng lão Hạc là người cha đầy trách nhiệm và tình thương.

Bình luận (0)
Elle
Xem chi tiết
Bé Của Nguyên
12 tháng 11 2017 lúc 20:37

miêu tả cảnh lão Hạc khóc là 1 cảnh khóc rất đâu khổ , cố kìm nén cảm xúc nhưng ko được

Bình luận (0)
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Kiều Linh
12 tháng 11 2017 lúc 16:44

Nói khoác và biện pháp tu từ nói quá giống và khác nhau ở những điểm sau:

Giống nhau: cùng sử dụng sự phóng đại về quá độ, quy mô tính chất... sự việc và hiện tượng. Khác nhau: Nói quá là biện pháp tu từ làm tăng sự biểu cảm của văn chương và để nhấn mạnh ý. Mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Nói khoác là một tính cách của con người trong đời sống, làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.
Bình luận (0)
Bé Của Nguyên
12 tháng 11 2017 lúc 20:40

Giống : đều phóng đại mức độ , quy mô tính chất của sự vật , hiện tượng

Khac :

- Nói quá : là 1 biện pháp tu từ nhằm để nhấn mạnh gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm

- Nói khoác : cho người nghe tin vào những điều ko có thực xảy ra

Bình luận (0)
trần phương hoài
Xem chi tiết
Dung Hoàng Dung
12 tháng 11 2017 lúc 15:25

văn bản nào vậy bạn?

Bình luận (0)
trần phương hoài
12 tháng 11 2017 lúc 22:19

ở phần ôn tập truyện kí việt nam

Bình luận (0)
Dinh Thi Phuong Anh
Xem chi tiết
Dinh Thi Phuong Anh
12 tháng 11 2017 lúc 15:07

ở bài trong lòng mẹ nha mọi người

Bình luận (0)