Văn bản ngữ văn 8

Nguyễn Quỳnh Trang Lê
Xem chi tiết
Chúc Nguyễn
9 tháng 1 2018 lúc 21:58

Xuân dâng đất nước vạn ngàn hoa

Xuân tặng muôn dân tiết khí hòa

Xuân chúc trẻ già đều mạnh khỏe

Xuân mừng trăm họ hợp chung nhà

Xuân thêu cuộc sống tươi màu sắc

Xuân dệt tình người rộn tiếng ca

Xuân sáng quê hương miền đất mẹ

Xuân chào Tổ quốc Việt Nam ta.

Bình luận (0)
Lê Anh
Xem chi tiết
Lê Dung
9 tháng 1 2018 lúc 20:25

tứ tuyệt hay bát cú bạn ơi? (mình nạp bài cho cô rồi nên cũng nhớ mang máng)

Bình luận (0)
Hoàng Đình Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
9 tháng 1 2018 lúc 20:07

Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

Giải thích:

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ nghĩ được hiểu theo nghĩa đặc biệt ( "linh hồn" - ý muốn nói đến chiếc nón gắn liền với hình ảnh về người con gái Việt Nam).
Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó (mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng cho địa phương đó).

Bình luận (0)
Hoàng Đình Dũng
Xem chi tiết
Bùi Thị Thu Hồng
9 tháng 1 2018 lúc 17:34
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

Vd; “Em chào cô !

=> Từ "ạ" giúp cho câu chào thể hiện tính lễ phép cao hơn.

Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
9 tháng 1 2018 lúc 17:48

*Tình thái từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu khiến,câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

*Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau:

-Tình thái từ nghi vấn:à,ư,hả,hử,chứ,chăng,...

-Tình thái từ cầu khiến:đi,nào,với,...

-Tình thái từ cảm thán:thay,sao,...

-Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm:ạ,nhé,cơ,mà,...

Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
9 tháng 1 2018 lúc 17:50

VD: Hôm qua bạn đi chơi chứ?

=>chứ là từ mang tính chất tạo câu hỏi nghi vấn.

Bình luận (0)
Hoàng Đình Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Nam
9 tháng 1 2018 lúc 16:33

a) Tiếng nước chảy : ào ào , róc rách ,

b) Tiếng gió thổi : vi vu , vù vù

c) Tiếng cười : ha ha , hihi , hhe he , kha kha , hô hô

Bình luận (1)
Phạm Linh Phương
9 tháng 1 2018 lúc 18:15

a) Tiếng nước chảy: róc rách, ào ào, réo rắt, ầm ầm, tí tách.

b)Tiếng gió thổi:vù vù, vi vu, ào ào, ồm ồm, rì rào.

c)Tiếng cười:hi hi,ha ha, hô hố, hì hì, khà khà.

Bình luận (0)
Lưu Mỹ Hạnh
9 tháng 1 2018 lúc 19:37

Tiếng nước chảy: róc rách, rì rào, rành rạch, ầm ầm, ào ào,...

Tiếng gió thổi: ù ù, vi vu, vun vút, lao xao, hiu hiu,...

Tiếng cười: hô hố, khanh khách, ha há, hì hì, hơ hớ,...

Bình luận (0)
Hoàng Đình Dũng
Xem chi tiết
Soobin Di
9 tháng 1 2018 lúc 19:33

a, Các trường từ vựng: co, duỗi, đá, run run, rộn ràng

b, Các động tác của chân

* Mk nghĩ thế :) *

Bình luận (0)
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết

đề 1: bạn tham khảo ở đây nhé

Nghị luận xã hội : suy nghĩ về bạo lực học đường hiện nay – Văn hay

đề 2: bạn tham khảo tại đây

trình bày suy nghĩ của em về việc gian lận trong thi cử hiện nay.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 1 2018 lúc 21:21

đề 1

I.Mở bài:

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

II.Thân bài:

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

III. Kết bài:

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 1 2018 lúc 21:25

2

Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :"Ngồi nhầm lớp ","bằng cấp giả",...

Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài -->mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,...cũng có thể do áp lực nào khác...
Tình trạng học sinh giỏi "ảo " có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:"bệnh thành tích".
"Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục - đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. "

Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.
Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến "gian lận" trong thi cử và nhiều khi là "nới tay" bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
"Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!

Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!"

_>Cái vòng luẩn quẩn của tình trạng thi cử thiếu nghiêm túc cứ thế tiếp diễn hàng năm mà không có lối thoát.

Bình luận (0)
Thảo Hiền
Xem chi tiết
Mù TạT
8 tháng 1 2018 lúc 20:25

Viết một đoạn văn có nội dung trao đổi với bạn về phương pháp học tập trong đó có sử dụng bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học

Bình luận (1)
Lê Dung
8 tháng 1 2018 lúc 20:27

bạn tham khảo nhé ^^

Phân tích cái ngông của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ Muốn làm thằng cuội

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 1 2018 lúc 21:28

Bài thơ viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú. Niêm luật đầy đủ, đối ý, đôi thanh chặt chẽ và cân đôi. Nhưng ngay từ câu đầu, bằng lời lẽ tự nhiên, nhà thơ bộc lộ tâm sự trong lời than thở “buồn lắm”! Nhưng phải đọc cả hai câu đầu mới thấy cái buồn của nhà thơ là vì lẽ gì? Than thở với ai? Và ở thời điểm nào?

Ta hãy đọc câu 1 và 2:

Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.

Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!

Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.

Tiếp đến câu 3 và 4 vẫn là nỗi niềm tâm sự, nhưng nói rõ nguyện vọng:

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Đây là lời ướm hỏi “có ai” trên ấy hay chưa, rồi mới xin bám vào cây đa để lên chơi!

Câu 4 và 5: Ta thây thi sĩ đi từng bước, lúc đầu chỉ xin lên chơi với ý nghĩa: Có bầu có bạn can chi tủi Cùng cùng mây thể mới vui.

Có nghĩa là trong cảm tưởng, nhà thơ hình dung thấy “chị Hằng” cũng đang cần có nguồn vui, cần “có bầu có bạn”!

Câu 7 và 8: Tiến thêm một bước nữa, nhà thơ muốn lên cung trăng và ở lại đó suốt đời chứ không phải chỉ lên chơi, vì hai câu kết đã nói rõ:

Rồi cứ mỗi năm rằm thúng túm,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.



Đây là tiếng cười, nhưng cười cái gì khi trông xuống “thế gian”? Cười cái bọn bon chen ở trần thế nơi ông đã sống những ngày đi về với những giấc mộng mà trong thực tế thì rất vất vả, gian truân. Hai câu thơ cuối không còn khoảng cách “chị” và “em” nữa, mà hầu như nhà thơ đã “bá vai” chị Hằng cười sảng khoái hả hê!

Nhiều bài thơ của Tản Đà có cái ngông! Trong bài thơ này cái ngông cũng thể hiện ở nhiều câu. Trước hết là cái ngông muốn làm thằng Cuội. Hình tượng thằng Cuội trong dân gian được xem như một con người xâu (nói dôi như Cuội) thế mà nhà thơ lại không có cái điều đáng chê trách đó, vì muôn lên cung trăng! Cái ngông thứ hai là lúc đầu ông xưng hô “chị, em” cười với chị Hằng, nhưng sau đó lại lả lơi muôn kết thành “bầu, bạn”. Thật là khó hiểu hai chữ “bầu bạn”! Cái ngông thứ ba là lúc đầu ông chỉ muôn lên chơi, sau dần chuyển thành ý định ở lâu dài nơi cung quảng để mỗi năm đến rằm tháng tám “tựa nhau” trông xuống thế gian mà cười! “Tựa nhau” quả là một tư thế nam nữ có vẻ quá thân mật (nếu không muốn nói là suồng sã). Cái ngông cuối cùng là tiêng cười ngạo mạn, coi như dưới con mắt mình toàn chuyện nực cười.

Cái ngông của Tản Đà phải chăng xuất phát từ ý thức về tài năng của mình. Chả thế trong bài Tự trào ông đã viết:

Vùng đất Sơn Tây nảy một ông Tuổi chưa bao nhiêu văn rất hùng Núi Tản sông Đù ai hun đúc Bút thánh câu thần sâm vãi vung…

Nếu mấy câu thơ trên mới chỉ là khoe tài, thì hai câu dưới đây ông tự nhận là ngông:

… Bài ông hay quá ông không đỗ

Không đỗ ông càng tốt bộ ngông…

Muốn làm thằng Cuội còn có ý nghĩa sâu xa khác là chán ghét cái xã hội hiện thời, mơ ước một cõi đời “Bồng Lai ngày tháng thanh nhàn”, nơi con người không còn vướng bận, lo lắng, bon chen nữa! Tuy vậy bài thơ không để lại một cảm giác nặng nề, bi quan mà gợi cho lòng ta một nỗi buồn man mác, trong sáng… Đó cũng là yếu tô" tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.

Thơ văn Tản Đà là cái gạch nôi giữa cổ điển và hiện đại, nổi bật trên thi đàn hợp pháp hồi đầu thế kỉ. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội rút ra từ lập thơ Giấc mộng con in năm 1926. Tuy mới chỉ là thể hiện của một khát vọng lãng mạn đầu tiên, nhưng đây là một hồn thơ phóng khoáng, khơi nguồn cho những sáng tạo của phong trào Thơ mới như ông Hoài Thanh đã nhận định.

Cái hay của bài thơ là sức tưởng tượng dồi dào, táo bạo vừa phóng túng nhưng lại rất duyên dáng, tế nhị.

Bình luận (0)
Tran Huynh Thuy Vy
Xem chi tiết
Anh Pha
8 tháng 1 2018 lúc 19:59

Câu nghi vấn là câu hỏi nhằm mục đích làm sáng tỏ một nội dung nào đó, người hỏi mong muốn nhận được câu trả lời từ người được hỏi. Về chủ thể, phải có ít nhất hai chủ thể - người hỏi và người được hỏi - thường là trực tiếp (người hỏi nêu câu hỏi, người được hỏi nghe câu hỏi và trả lời), hoặc gián tiếp qua công cụ nào đó (ví dụ: người hỏi nêu câu hỏi qua thư, người được hỏi trả lời qua thư...) Câu nghi vấn thường được dùng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi được dùng nhiều trong văn học - nghệ thuật. Câu hỏi tu từ không nhằm mục đích tìm hiểu, làm rõ vấn đề, không cần câu trả lời, mà nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh hơn nội dung mà tác giả muốn gửi gắm qua câu hỏi ấy. Về chủ thể, người nêu câu hỏi có thể xác định được, nhưng không xác định rõ ràng người được hỏi là ai.
Ví dụ:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Thịt da em hay là sắt, là đồng?
(Tố Hữu)
Trong những câu thơ trên, tác giả dùng các câu hỏi liên tiếp không phải để chờ đợi những câu trả lời từ cô gái. Người được hỏi trong trường hợp này cũng không hẳn là cô gái. Đó là những câu hỏi tu từ nhằm khắc họa sâu đậm hình ảnh một cô gái rất mực xinh đẹp, trẻ trung, nữ tính, nhưng cũng rất mực cứng rắn, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, sẵn sàng đối mặt với cái chết, luôn kiên trung chiến đấu hết mình vì sự thanh bình trên mỗi tấc đất quê hương...

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (1)
Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 1 2018 lúc 21:26

Câu nghi vấn là câu hỏi nhằm mục đích làm sáng tỏ một nội dung nào đó, người hỏi mong muốn nhận được câu trả lời từ người được hỏi. Về chủ thể, phải có ít nhất hai chủ thể - người hỏi và người được hỏi - thường là trực tiếp (người hỏi nêu câu hỏi, người được hỏi nghe câu hỏi và trả lời), hoặc gián tiếp qua công cụ nào đó (ví dụ: người hỏi nêu câu hỏi qua thư, người được hỏi trả lời qua thư...) Câu nghi vấn thường được dùng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Thịt da em hay là sắt, là đồng?

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Linh Phương
8 tháng 1 2018 lúc 19:14

Có rất nhiều các loại kính khác nhau. Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt như loạn thị, cận ,....Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính giúp cho đôi mắt của chúng ta không bị mỏi khi nhìn lâu.Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời tránh được những tia phản xạ của mặt trời .Kính thời trang là vật trang điểm , tạo dáng cho mắt và khuôn mặt của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nên lựa chọn loại kính phù hợp với mắt của mình. Mỗi loại kính sẽ có những công dụng khác nhau của chúng.

==> Đoạn văn trên được viết theo cách quy nạp.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 1 2018 lúc 19:25

Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.

Bình luận (0)
Yu Ri Na
9 tháng 1 2018 lúc 16:32

Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.

Bình luận (0)