Văn bản ngữ văn 8

Lulyliu
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
23 tháng 2 2021 lúc 14:02

Tư thế của hổ chỉ có xuất hiện trong đoạn 2 thôi nhé bạn ! Còn đoạn 3 nói về thời oanh liệt của con hổ.

Tư thế của con hổ :

+ Bước chân lên dõng dạc đường hoàng

+ Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

+ Vờn bóng âm thầm

+ Trong hang tối mắt thần khi đã quắc

+ Là khiến cho mọi vật đều im hơi

Hình ảnh con hổ khi còn ở nơi thảo hoa không tên hiện lên rất oai phong lẫm liệt và vô cùng kêu hãnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Vy Thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 2 2021 lúc 20:16

Tham khảo em nhé:

Cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát, trải đầy những ánh nắng vàng của mặt trời. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió, những cánh lúa lấp lánh những ánh vàng. Chao ôi! Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời, khó diễn tả thoang thoảng khắp không gian. Xa xa, những đàn cò kêu eng éc, bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi cũng chẳng quên được. Tôi yêu quê tôi!

=> Câu cảm thán:  Chao ôi!

Bình luận (0)
Gaming DemonYT
22 tháng 2 2021 lúc 19:24

Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì em thích nhất là mùa hè. Vì mùa hè có những nét đặc trưng riêng, mùa chúng em không còn bận rộn với sách vở và được vui chơi thoải mái.Mùa hè có ánh nắng tháng Năm, tháng Sáu chói chang khiến cho nhiều người khó chịu. Nhưng mùa hè còn có nhiều điều thú vị khác. Mùa hè bắt đầu bằng tiếng ve kêu rộn rã trên cành cây phượng đang nở hoa đỏ chót. Tiếng ve kêu nhức nhối đó như đánh thức giấc ngủ dài của thiên nhiên.Mùa hè, học sinh sẽ không phải đến trường học bài, được về quê chơi, được bố mẹ dẫn đi du lịch khắp nơi. Mùa hè đến, sân trường vắng lặng, bác trống nằm im lìm chờ một năm học mới.Buổi sáng mùa hè, ánh mặt trời lên cao, từng tia nắng chiếu xuống mặt đường khiến cho không gian trở nên sáng chói. Nhưng ánh nắng lúc giữa trưa rất gay gắt, ai ra đường cũng phải bịt kín tránh sự xâm hại của nắng. Khi chiều tà, nắng rớt, hoàng hôn bao phủ khắp mọi nơi, gió vi vu trên những cành cây cao.Có lẽ không chỉ riêng em thích mùa hè mà rất nhiều người khác thích mùa hè nữa. Đó là khoảng thời gian mọi vật đều bừng tỉnh, tràn đầy sức sống nhất. Mùa hè em được ba mẹ dẫn về quê ngoại chơi, được ngắm những cánh diều bay giữa bầu trời cao trong xanh và lồng lộng gió. Những cánh đồng lúa mênh mông trải dài đến vô tận, mùa hè những người làm nông sẽ bắt đầu thu hoạch lúa, thóc phơi vàng cả góc sânMùa hè đến, hoa bằng lăng nở tím cả con đường đến trường của em. Những ao sen cũng bắt đầu hé nụ, chờ đến ngày nở hoa. Em rất thích ngắm bình minh khi mùa hè đến, vì lúc đó sẽ kết thúc một ngày, em sẽ được theo ba đạp xe đi khắp xóm làng.Mùa hè chúng em sẽ tạm chia tay mái trường và nghỉ ngơi sau một năm học vất vả. Nhưng em ấn tượng và thích nhất khi mùa hè đến sẽ được đi bơi, dòng nước mạt dịu vỗ nhẹ vào mặt. Cảm giác đó thật thích thú.Em rất thích mùa hè, thích những gì mà mùa hè có. Bởi rằng mọi vật đều tràn đầy sức sống và niềm vui.

Bình luận (1)
Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Trịnh Long
22 tháng 2 2021 lúc 17:07

Tk 

4 câu thơ cuối là tâm trạng, cảm xúc của người tù

 

- Trước khung cảnh tràn đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng dường như đang bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết.

 

 

+ Động từ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết uất”

 

+ Một loạt từ cảm thán: “ôi!”, “làm sao”, “thôi!”

 

+ Kết thúc bằng một câu cảm thán

 

+ Nhịp thơ thay đổi: 6/2, 3/3

 

⇒ Tâm trạng lên đến đỉnh điểm khiến nhà thơ phải liên tục thốt lên

 

- Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic. Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình độc lập đang cháy hừng hực trong lòng tác giả.

Bình luận (0)
Thảo
Xem chi tiết
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
22 tháng 2 2021 lúc 16:02

Ủa mk làm cho bạn r màhum

https://hoc24.vn/cau-hoi/neu-vai-trotac-dungtinh-chat-cua-van-ban-thuyet-minh.348427797203

Bình luận (0)
Thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 2 2021 lúc 16:04

Tham khảo:

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nó có vai trò quan trọng và có tác dụng thiết thực trong việc cung cấp tri thức, thổng tin về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Toàn bộ kiến thức được trình bày trong văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác, khách quan không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người. Vì thế mà người viết cần có sự tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó trước khi trình bày. Đem lại kiến thức bổ ích cho người nghe như dạng trang bị thêm thông tin.

Bình luận (0)
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
22 tháng 2 2021 lúc 15:57

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nó có vai trò quan trọng và có tác dụng thiết thực trong việc cung cấp tri thức, thổng tin về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Bình luận (0)
kimetsu no yaiba
Xem chi tiết
Khánh Duy
22 tháng 2 2021 lúc 3:16

cụm từ: " Người đàn bà lực điền" chỉ Chị Dậu đang đánh nhau vs tên cai lệ và người nhà lý trưởng.

Qua đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ. nhân vật Chị Dậu đã thể hiện họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Bình luận (1)
kimetsu no yaiba
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 2 2021 lúc 23:08

a, 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

b, 

Đoạn thơ đã thể hiện sự oai vệ của chúa sơn lâm đồng thời là lời thở dài ngao ngán của chúa sơn lâm khi bị nhốt trong lồng

c, 

Tham khảo:

Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.

Bình luận (1)
Jae Yeol
21 tháng 2 2021 lúc 23:19

a) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

b) Khái quát nội dung: Nỗi nhớ rừng cùng sự tiếc nuối những ngày tháng huy hoàng và khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên.

 

c) Nhà thơ Thế Lữ mượn lời con hổ sa cơ bị nhốt trong vườn bách thú để làm tiếng nói trữ tình để kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước và niềm khao khát thoát khỏi cảnh đời nô lệ.Cũng là vì do thời ấy , bọn Pháp sẽ không cho đăng tải những bài viết chống thực dân hoàn toàn nên tác giả không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn , để nêu lên một cách thầm kín nỗi niềm của những người dân mất nước thuở ấy.

Bạn tham khảo thử nhé  hiha

Bình luận (1)
Hiếu Bầu Trời
Xem chi tiết
Gaming DemonYT
21 tháng 2 2021 lúc 21:07

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

Bình luận (1)
Trần Mạnh
21 tháng 2 2021 lúc 21:11

(1) Quê hương là gì? (2) Quê hương là nơi sinh ra chúng ta, nuôi lớn chúng ta, theo dõi hành trình cuộc đời chúng ta. (3) Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. (4) Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. (5)Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê.(6) Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam.(7) Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. (8) Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. (9) Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. (10) Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. 

Bình luận (0)
Hiếu Bầu Trời
Xem chi tiết

khổ thơ ???

Bình luận (1)
Lưu Quang Trường
21 tháng 2 2021 lúc 20:12

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp

Bình luận (0)
Gaming DemonYT
21 tháng 2 2021 lúc 20:12

Khổ thơ nào thế

Bạn viết vào đi!

Bình luận (2)